Nội dung bài viết
ToggleÍt người biết rằng gối có thể là một trong những vật dụng bẩn nhất trong phòng ngủ. Đến 30% trọng lượng của gối được tạo nên từ mạt bụi và tế bào da chết. Và thật không may, nếu chỉ giặt vỏ áo gối, bạn không thể loại bỏ được các chất gây dị ứng như lông động vật và bụi mịn, cũng như các vết bẩn tích tụ lâu ngày trong ruột gối.
Do đó, bạn nên giặt gối thường xuyên, ít nhất 1 đến 2 tháng một lần để giữ cho gối luôn sạch sẽ, an toàn cho hệ hô hấp và sức khỏe của bạn.
Nhiều người khá e ngại với việc giặt gối vì cho rằng tốn nhiều công sức, và không biết liệu giặt bằng máy giặt có làm hư gối hay không. Đừng lo lắng! Dù gối của bạn được làm từ chất liệu gì, vệ sinh gối cũng là công việc dễ dàng hơn những gì bạn nghĩ.
Dưới đây, Tonybed sẽ đưa ra hướng dẫn chi tiết cách giặt các loại gối khác nhau, cũng như giúp bạn tẩy vết ố vàng và đánh bay mọi vết bẩn khó ưa trên chiếc gối của mình.
Cách giặt các loại gối theo chất liệu
Mỗi chất liệu gối cần có cách giặt phù hợp để đảm bảo không làm hư hỏng hoặc biến dạng cấu trúc của gối. Hãy xem bảng dưới đây để tìm hiểu chi tiết cách giặt loại gối bạn đang sử dụng nhé!
Loại gối (chất liệu) | Cách giặt | Cách giặt chi tiết |
Gối foam, gối cao su, gối dầu cọ Tonybed, gối Memory foam | Chỉ nên giặt tay hoặc hút bụi | Bấm vào đây để xem cách giặt chi tiết |
Gối lông vũ, gối gòn Polyester, gối gòn bi, gối gòn mịn Microfiber | Có thể giặt tay hoặc giặt máy chế độ nhẹ | Bấm vào đây để xem cách giặt chi tiết |
Cách giặt gối lông vũ, gối gòn Polyester, gối gòn bi, gối gòn mịn Microfiber
Cách giặt bằng máy
Bước 1: Tháo và giặt vỏ gối
Tháo vỏ gối và cho vào máy giặt. Đa số các loại vỏ áo gối đều có thể giặt bằng máy giặt, tuy nhiên, bạn vẫn nên kiểm tra nhãn hướng dẫn vệ sinh trên vỏ gối. Một số loại vỏ gối bằng lụa hay Tencel cần phải giặt nhẹ nhàng để tránh làm rách hoặc xướt vải. Để chắc chắn, bạn có thể giặt tay bằng xà phòng đối với các loại chất liệu vải mỏng nhẹ này.
Bước 2: Kiểm tra gối trước khi giặt
Hãy kiểm tra các vết rách trên gối trước khi giặt, khi phát hiện có vết rách hãy xử lý và khâu vá kín lại trước khi cho vào máy. Điều này sẽ tránh việc gòn, lông vũ hoặc lông tơ rơi ra trong quá trình giặt.
Bước 3: Xử lý vết bẩn
Nếu bạn thấy có vết bẩn trên bề mặt gối, hãy nhỏ dung dịch enzym lên và dùng khăn vải hoặc bàn chải mềm để chà xát nhẹ nhàng lên vết bẩn. Để dung dịch thẩm thấu trong ít nhất 10 phút để đánh tan vết bẩn trước tiến hành bước giặt gối tiếp theo.
Bước 4: Sử dụng chất tẩy rửa đúng cách
Sử dụng một lượng nhỏ chất tẩy rửa loại nhẹ và ít tạo bọt. Chỉ cần thêm một hoặc hai thìa cà phê chất tẩy rửa vào máy giặt. Không sử dụng chất làm mềm vải vì có thể làm xẹp gối.
Bước 5: Giặt gối bằng máy
Giặt gối bằng máy giặt với nước lạnh và ở chế độ nhẹ nhàng. Nếu có thể, bạn nên giặt 2 chiếc gối cùng một lúc để cân bằng trọng lượng cho máy giặt, đặc biệt nếu bạn sử dụng máy giặt có bộ khuấy trung tâm. Nếu bạn chỉ giặt 1 chiếc gối, hãy thêm hai hoặc ba chiếc khăn tắm tương đối lớn và nặng vào để giúp cho máy giặt được cân bằng.
Tốt nhất là bạn cài đặt máy giặt xả nước thêm lần thứ hai để đảm bảo rằng không còn chất tẩy rửa hay xà phòng còn lại bên trong gối. Nếu bạn giặt bằng tay, hãy tiếp tục rửa bằng nước sạch cho đến khi không còn bọt xà phòng nữa.
Bước 6: Sấy khô gối
Khi bạn lấy gối ra khỏi máy giặt, lắc và vỗ nhẹ để tránh gối bị vón cục. Nếu bạn sấy gối bằng máy, chọn nhiệt độ trung bình và thêm một vài quả bóng len sấy vào. Nếu bạn phơi gối trên giá, hãy thường xuyên lật và vò gối để giúp gối khô đều.
Trong trường hợp không có bóng len sấy, bạn có thể cho bóng tennis vào vớ sạch và bỏ vào máy sấy để hạn chế gối bị nhăn, vón đồng thời giúp gối nhanh khô hơn.
Cách giặt tay
Bước 1: Vệ sinh gối
Đổ nước và một lượng nhỏ bột giặt vào thau hoặc bồn tắm lớn. Nhúng ngập hoàn toàn gối vào dung dịch này và bóp nhẹ gối trong vài phút. Sau đó, rửa gối lại với nước cho đến khi gối sạch.
Bước 2: Phơi khô gối
Luôn đảm bảo gối đã khô ráo trước khi tròng vỏ gối vào. Phơi gối dưới ánh nắng mặt trời và gió nhẹ.
Cách giặt gối foam, gối cao su, gối dầu cọ Tonybed, gối Memory foam
Lưu ý, tuyệt đối không nên giặt các loại gối có chất liệu và kết cấu đặc bằng máy giặt. Quá trình khuấy động và vắt mạnh của máy sẽ dễ làm hư cấu trúc và chất liệu gối. Ngoài ra, các chất liệu gối cấu trúc đặc cách có thể ức chế sự phát triển của mạt bụi và vi khuẩn bên trong, do đó, bạn cũng không cần giặt với nước nhiều lần mà chỉ cần tẩy các vết bẩn và ố trên bề mặt.
Một số loại gối Memory Foam không thể giặt ngâm trong nước mà chỉ nên vệ sinh bằng khăn thấm chất tẩy rửa
Bước 1: Tháo và giặt vỏ gối
Tháo vỏ gối và cho vào máy giặt. Đa số các loại vỏ áo gối đều có thể giặt bằng máy giặt, tuy nhiên, bạn vẫn nên kiểm tra nhãn hướng dẫn vệ sinh trên vỏ gối. Một số loại vỏ gối bằng lụa hay Tencel cần phải giặt nhẹ nhàng để tránh làm rách hoặc xướt vải. Để chắc chắn, bạn có thể giặt tay bằng xà phòng đối với các loại chất liệu vải mỏng nhẹ này.
Bước 2: Xử lý vết bẩn trước
Nếu bạn không có thời gian giặt gối, bạn có thể tẩy những vết bẩn hoặc vết ố trên gối bằng cách trộn một ít bột giặt vào cốc nước ấm. Nhúng một miếng vải nhỏ vào dung dịch và vắt kỹ trước khi lau các vùng bị ố bằng miếng vải. Để dung dịch thấm vào vết bẩn ít nhất 10 phút. Sau đó, dùng vải thấm nước và lau sạch cặn xà phòng.
Bước 3: Giặt gối
Đổ nước ấm vào bồn tắm hoặc thau nhựa lớn đủ để nước ngập gối. Thêm một muỗng cà phê bột giặt và khuấy đều để hòa tan. Bóp nhẹ gối để giúp dung dịch tẩy rửa thấm sâu vào bên trong và làm sạch các chất bẩn. Lưu ý không ngâm gối trong nước quá 10 phút.
Tiếp đến, giặt lại gối với nước sạch nhiều lần, nhẹ nhàng bóp để loại bỏ hết bột giặt và cho đến khi không còn thấy bọt khi bóp vào gối nữa. Không nên vắt hoặc bóp gối quá mạnh để tránh làm hư cấu trúc bên trong gối.
Bước 4: Thấm nước cho gối
Sau khi đã rửa sạch, lấy gối ra khỏi thau và dùng hai chiếc khăn tắm dày kẹp chặt gối ở giữa để thấm nước và hấp thụ độ ẩm bên trong gối. Tiếp tục thay khăn mới cho đến khi gối không còn trũng nước nữa.
Bước 5: Phơi khô
Tránh cho gối vào máy sấy, thay vào đó hãy để gối khô tự nhiên trong không khí. Vì có chất liệu dày đặc, dễ ngậm nước nên các loại gối này cần tới 24 tiếng để khô ráo hoàn toàn, ngay cả trong thời tiết nắng và gió. Bạn phải phơi gối thật khô ráo để gối không bị ám mùi ẩm mốc khó chịu. Hãy đặt gối trên giá phơi và thường xuyên lật để gối khô nhanh và đều các mặt.
Những điều cần lưu ý khi giặt gối
Đọc kỹ hướng dẫn trước khi giặt
Trước khi giặt gối, hãy đọc nhãn hướng dẫn vệ sinh trên gối. Thông tin này sẽ giúp bạn biết nên giặt gối bằng tay hay bằng máy giặt, có nên cho gối vào máy sấy khô hay không tùy thuộc vào chất liệu và kết cấu của gối.
Lưu ý khi giặt gối với máy giặt
Để tiêu diệt mạt bụi, tốt nhất là giặt gối với nhiệt độ nước tầm 60°C. Đồng thời, bạn có thể tăng thêm số lần vắt để loại bỏ độ ẩm bên trong gối.
Lựa chọn bột giặt, xà phòng hợp lý
Theo lời khuyên của chuyên gia, bạn nên sử dụng bột giặt hoặc xà phòng nhẹ, ít bọt. Hoặc bạn có thể áp dụng công thức xà phòng tự chế gồm: 2 cốc xà phòng trộn với 1 cốc baking soda. Bên cạnh đó, hãy sử dụng chất tẩy rửa được khuyến nghị bởi nhà sản xuất nhằm tránh để lại cặn dính do bọt xà phòng không được rửa sạch.
Phơi khô gối một cách cẩn thận
Gối cần được phơi khô hoàn toàn để tránh sự phát triển của nấm mốc, vi khuẩn và mạt bụi. Bạn có thể sử dụng máy sấy ở nhiệt độ thấp và kiểm tra định kỳ sau mỗi 20-30 phút để đảm bảo gối khô đều. Để làm cho gối mềm mại hơn, bạn có thể thêm bóng sấy hoặc bóng tennis vào trong tất khi làm khô gối.
Giặt máy với số lượng vừa phải
Bạn nên giặt và sấy ít nhất 2 chiếc gối cùng một lúc để đảm bảo cân bằng trọng lượng cho máy giặt. Tuy nhiên, đừng cho quá nhiều quần áo hay khăn tắm vào cùng để tiết kiệm, bởi máy giặt cần có đủ không gian và nước để làm sạch gối hoàn toàn.
Mẹo để bảo quản gối sạch tươm như mới
Dưới đây là một số mẹo để gối của bạn giữ được “diện mạo” sạch mới:
Vỗ bụi gối mỗi ngày
Sau khi thức dậy, hãy dành vài phút để vỗ đều chiếc gối của bạn. Việc này loại bỏ bụi và giúp gối phục hồi hình dạng ban đầu.
Hút bụi gối
Để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho các loại foam, gối dầu cọ Tonybed, gối Memory foam, bạn có thể hạn chế việc giặt với nước mà thay vào đó là rắc một ít bột bắp hoặc baking soda lên gối và đợi trong ít nhất 1 tiếng, sau đó hút bụi kỹ lưỡng cả hai mặt của gối.
Sấy gối định kỳ
Nếu gối của bạn có thể sấy được bằng máy, hãy sấy gối với chế độ khí sấy đơn giản (Air Dry/Air Fluff) để loại bỏ phần lớn mạt bụi. Bạn có thể sử dụng một miếng khăn lau thấm giấm để tiêu diệt nấm mốc.
Luôn sử dụng vỏ áo gối
Vỏ áo gối ngoài tính thẩm mỹ còn được xem là lớp bảo vệ, hạn chế mồ hôi và dầu cơ thể, cũng như mạt bụi thấm xuống và ngăn việc gối bị xuống cấp nhanh hơn.
Thay gối mới sau mỗi 2 năm
Theo Melanie Carver, Giám đốc điều hành của Tổ chức Hen suyễn và Dị ứng Hoa Kỳ (AAFA), gối nằm nên được thay mới ít nhất 2 năm 1 lần. Vì dù việc vệ sinh đều đặn có thể kéo dài tuổi thọ của gối, nhưng theo thời gian, các hao mòn tự nhiên vẫn sẽ làm gối không còn đủ độ đàn hồi, bị vón cục hoặc có mùi hôi, vết bẩn không thể loại bỏ.
Nếu bạn đang có ý định tìm mua một chiếc gối mới, hãy xem qua các loại gối với chất liệu đa dạng của Tonybed tại đây.
Kết luận
Việc giữ gối của bạn sạch sẽ không chỉ mang lại sự thoải mái cho giấc ngủ mà còn giúp duy trì độ bền của gối và bảo vệ sức khỏe cho bạn. Bằng cách tuân thủ các bước vệ sinh và chăm sóc gối đúng cách, bạn có thể đảm bảo rằng gối luôn trong tình trạng tốt nhất.
Hãy nhớ xác định chất liệu gối cũng như hướng dẫn vệ sinh trên nhãn gối trước khi giặt. Bước này giúp bạn chọn phương pháp giặt và phơi khô gối đúng cách.
Mong rằng những cách thức vệ sinh, giặt gối mà Tonybed chia sẻ bên trên có thể giúp bạn bảo quản gối của mình trong tình trạng tốt nhất, cũng như kéo dài tuổi thọ và chất lượng cho gối nằm.
Xem thêm: