Thông thường mọi người sử dụng nệm rất lâu và thậm chí cả đời không thay đổi nệm, thế nhưng tuổi thọ trung bình của nệm thường từ 7 – 10 năm và còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.

Nệm dùng bao lâu là nên đổi?

dung-bao-lau-la-nen-doi

Một nghiên cứu 2009 trên tạp chí Journal of Chiropractic Medicine, loại đệm thông thường có tuổi thọ trung bình là 8 năm; nhưng con số thực tế cho tấm đệm bạn dùng có thể cao hơn hoặc thấp hơn, tùy thuộc vào chất liệu, chất lượng và vài yếu tố khác

Cụ thể sản phẩm nệm của Tonybed thường có tuổi thọ cao hơn với từng loại nệm: 

Nệm Memory Foam có độ bền trong khoảng 20 – 25 năm

Nệm Dầu cọ Natural có độ bền trong khoảng 15 – 20 năm

Nệm nhóm Lò xo túi Tonybed có độ bền trong khoảng 12 – 15 năm

Nệm nhóm Thông hơi Tonybed có độ bền trong khoảng 10 – 12 năm

Nệm nhóm Nệm ép Tonybed có độ bền trong khoảng 10 – 12 năm

Vì sao nên đổi nệm?

Đôi khi bạn không đủ tinh tường để nhận ra chiếc nệm đã xuống cấp. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu sau đây thì nên cân nhắc thay đổi nệm:

Nệm chai cứng, mất độ đàn hồi

nem-chai-cung-mat-do-dan-hoi

Bạn dễ dàng nhận thấy chiếc đệm cũ có hiện tượng lún võng ở giữa hoặc ở vị trí mà bạn hay nằm. Khi đệm bắt đầu mất khả năng nâng đỡ, nó có thể gây khó chịu và khiến bạn khó ngủ hơn. 

Người nhức mỏi khi thức dậy

nguoi-nhut-mo-khi-thuc-day

Nệm cũ chất lượng kém cũng có thể gây ra các cơn đau cúng cơ và đau cơ thể. Nếu một ngày, khi thức dậy, bạn chợt cảm thấy đau nhứt quanh cổ và vai mà không phải do chấn thương thì nệm có thể là thủ phạm.

Nệm có mùi khó chịu, ngứa ngáy

nem-co-mui-kho-chiu

Ít người chú ý, trong quá trình sử dụng, mồ hôi từ người qua nệm hoặc do độ ẩm không khí cao, hoặc do dùng trong thời gian dài liên kết giữa các phân tử cấu thành nên nệm kém là điều kiện tốt cho vi khuẩn, nấm mốc xâm nhập và sinh sôi. 

Một nghiên cứu cho thấy nệm chính là vật dụng có nhiều mạt bụi (một loài bọ cực nhỏ thuộc họ nhện) nhất trong nhà và những vi khuẩn li ti này sinh sôi rất nhanh chóng. Ngoài ra, nấm mốc và côn trùng tiềm ẩn bên trong nệm cũng có thể gây dị ứng, hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen suyễn.

Một giấc ngủ kém sẽ sinh ra một trạng thái tinh thần không tốt. Chúng ta dễ cáu gắt, khó chịu không rõ nguyên nhân. Nếu cứ luyến tiếc mãi một chiếc nệm cũ, bạn sẽ khó lòng có giấc ngủ sâu, cơ thể cũng không kịp phục hồi sau một ngày lao động mệt mỏi.

Nệm bị lỗi hoặc bị cũ sẽ đưa về đâu? 4 cách phổ biến và đơn giản nhất

Có nhiều cách xử lý nệm cũ, tùy thuộc vào nơi bạn sống, một số miễn phí hoặc trả phí.

nem-bi-loi-cu-se-dua-ve-dau

Liên hệ nơi bỏ rác: Thông thường, mọi người sẽ mang ra điểm thu rác và liên hệ với người thu gom rác, hỏi xem họ có thu nệm cũ hay không? Trong trường hợp họ không chịu thu nệm cũ thì bạn có thể trực tiếp với đơn vị xử lý môi trường, rác thải. Cũng đừng quên tham khảo thông tin thỏa thuận cước phí dịch vụ trước nhé.

Liên hệ nơi bán: Một số nơi mua nệm cũng cung cấp dịch vụ bỏ nệm cũ ở đó. Bạn có thể hỏi nhà bán lẻ để xem họ có cung cấp dịch vụ thanh lý nệm cũ hay không?

Tái sử dụng theo cách riêng: Nếu bạn là một người sáng tạo, khéo tay và có lòng kiên nhẫn. Từng bộ phận nguyên liệu có trong chiếc nệm cũ có thể trở thành chất liệu sáng tạo độc đáo cho món đồ mới của bạn. Ví dụ lò xo của nệm có thể tách ra để làm giá trang trí trên tường, hay kệ đỡ bình hoa. Lớp vải mặt nệm có thể cắt ra may túi xách hoặc gối dựa lưng trên sofa. Lớp foam có thể cắt ra tận dụng làm giường ngủ xinh xinh cho chú mèo lười của bạn…

Tái chế: Theo Consumer Affairs, khoảng 90% vật liệu đệm có thể tái chế bao gồm khung gỗ, lò xo thép, PU Foam, foam bọc ngoài. Có một số cơ sở tái chế đệm chuyển dụng trên khắp đất nước chuyên xử lý đệm và phân loại các thành phần.