Khi nhắc đến các loại nệm, nhiều người thường nghĩ ngay đến nệm cao su, nệm lò xo, hay nệm bông ép. Tuy nhiên, danh sách này đã có sự thay đổi với sự xuất hiện của nệm foam – loại nệm đang được ưa chuộng rộng rãi trên thế giới, được đặt lên bàn cân so sánh với nệm cao su – vốn được xem là “chân ái” của nhiều người dùng Việt Nam.

Vậy nên mua nệm cao su hay nệm foam? Loại nệm nào tốt hơn?

Trong bài viết này, Tonybed sẽ đưa ra so sánh nệm cao su và nệm foam một cách thật chi tiết, với những thông tin cập nhật mới nhất năm 2023. Từ đó giúp bạn hiểu rõ hơn về từng loại và có quyết định chính xác khi mua nệm mới, tìm được loại nệm phù hợp nhất với nhu cầu của mình.

Những gì bạn muốn biết về nệm foam

Nệm foam là gì?

Nệm foam đã được sử dụng trong việc sản xuất nệm vào những năm 1950 tại các nước phát triển.

Nệm foam có thành phần chính là Polyurethane Foam (Poly Foam) – một chất liệu tiên tiến trong ngành sản xuất nệm trên toàn cầu. Foam gây ấn tượng bởi đặc tính nâng đỡ đàn hồi cao hơn rất nhiều so với các loại chất liệu khác, do đó foam được sử dụng làm lớp lót trên cùng tăng độ êm ái cho các loại nệm hybrid cao cấp trên thế giới. Ngoài ra, nệm foam còn sở hữu độ thoáng khí vượt trội, độ bền bỉ có thể lên đến 15 năm đối với dòng nệm foam chất lượng.

Nệm foam là gì
Nệm foam là gì ?

Phân loại nệm foam

Có 3 loại foam phổ biến:

Foam thông thường: tương đối mềm, thường được sử dụng chủ yếu để làm lớp lót bên trên giúp tăng thêm độ êm ái cho nệm lò xo túi, nệm hybrid cao cấp.

Foam tỷ trọng cao (HD Foam): có tính chắc chắn và khả năng trợ lực tốt hơn, dùng để làm lớp lót bên dưới tăng độ vững chắc cho nệm hybrid, hoặc được dùng để làm cả khối nệm.

Foam đàn hồi cao (HR Foam): có độ cứng và đàn hồi cao nhất, nhưng chi phí sản xuất và giá thành cũng đắt đỏ hơn, do đó ít được sử dụng phổ biến như hai loại trên.

Những gì bạn muốn biết về nệm cao su

Nệm cao su thiên nhiên là gì?

Khi nói về nệm cao su, người ta thường hiểu đây là chất liệu cao su tự nhiên thu hoạch từ nhựa cây cao su, được xử lý để tạo thành khối nệm.

nem-cao-su-thien-nhien
Nệm cao su thiên nhiên là gì?

Phân loại nệm cao su

Có 2 phương pháp để chế tạo nệm cao su, cả hai đều sử dụng quá trình vulcanization (lưu hóa):

Phương pháp Talalay: nhựa cây cao su sau khi thu hoạch chỉ đổ một phần vào khuôn, phần còn lại được lấp đầy bằng không khí. Nệm cao su làm từ phương pháp này sẽ mềm hơn so với phương pháp Dunlop.

Phương pháp Dunlop: nhựa cây cao su sau khi thu hoạch sẽ lấp đầy toàn bộ khuôn nệm. Điều này tạo ra mặt đáy chắc hơn và cho ra một lớp cao su cứng hơn so với phương pháp Talalay.

Hầu hết các loại nệm cao su đều có độ cứng trung bình và tuổi thọ từ 12 đến 15 năm, có độ bền và đàn hồi rất tốt, tuy nhiên đây cũng là một trong những dòng nệm có giá cao nhất trên thị trường.

phan-loai-nem-cao-su
Phương pháp chế tạo nệm cao su

So sánh chi tiết nệm cao su và nệm foam

Chất lượng vật liệu

Chất liệu nệm cao su

Nệm cao su thường ghi điểm trong mắt người dùng bởi có thành phần từ thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe. Điều này là hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, có một thực trạng đáng lo là hiện nay, với sự phổ biến rộng rãi của nệm cao su tại Việt Nam, nhiều nơi sử dụng các phụ liệu, hóa chất kém chất lượng để cạnh tranh về giá. Rất nhiều sản phẩm nệm cao su trên thị trường thực chất không phải từ 100% cao su thiên nhiên. Và dù có giá thành rẻ hơn nhiều, nhưng các loại nệm này rất kém bền, thậm chí còn gây nguy hiểm cho sức khỏe và hệ hô hấp. Chưa kể, việc phân biệt được nệm cao su tốt, đạt chuẩn ngày càng trở nên khó hơn.

nem-cao-su-thien-nhien-100
Thành phần cấu tạo nệm cao su

Chất liệu nệm foam

Nệm foam không có nguồn gốc từ thiên nhiên. Tuy nhiên, hiện nay nhiều thương hiệu sản xuất nệm lớn đã dày công nghiên cứu, liên tục cải tiến chất liệu foam trong nhiều năm và tuân thủ quy trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt, đạt các chứng nhận an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế trước khi đưa ra thị trường.

Thêm vào đó, một số thương hiệu sản xuất nệm còn tích hợp thành phần từ thiên nhiên vào foam như trà xanh, dầu cọ để tăng tính kháng khuẩn, cho độ bền bỉ và an toàn tối ưu nhất. Ngoài ra, vải áo nệm foam cũng được chú trọng để có khả năng giảm thiểu mạt bụi, ngăn ngừa nấm mốc và vi khuẩn.

nem-foam
Thành phần cấu tạo nệm foam

Độ bền của hai loại nệm

Độ bền nệm cao su

Thông thường, nệm cao su có độ bền và tuổi thọ tốt hơn nệm foam. Theo đó, nệm cao su có độ bền trung bình 20 năm cho sản phẩm đạt chất lượng.

Độ bền nệm foam

Nhiều hãng nệm hiện nay đang không ngừng nghiên cứu để tăng độ bền bỉ cho nệm foam. Nhờ đó, một số loại nệm foam đã có thể kéo dài tuổi thọ lên đến 15 năm và thậm chí là lâu hơn nếu được sử dụng và bảo quản đúng cách.

do-ben-01
So sánh độ bền nệm cao su và nệm foam

Độ thoáng khí

Độ thoáng khí nệm foam

Nệm foam trước đây thường có cấu trúc tế bào đóng, do đó hạn chế sự lưu thông khí và tạo cảm giác nóng khi nằm. Tuy nhiên, các loại foam thế hệ mới với cấu trúc mở đã cải thiện được vấn đề này. Các khoảng trống giữa các ô giúp không khí dễ dàng di chuyển, mang đến độ thông thoáng cao cho người dùng.

Độ thoáng khí nệm cao su

Hệ thống các lỗ thoáng khí trên bề mặt nệm cao su giúp giấc ngủ trong ngày nóng bức trở nên dễ chịu hơn. Sự kết hợp với áo nệm làm mát cũng góp phần tăng cường độ thông thoáng cho loại nệm này.

Khả năng giảm áp lực

Khả năng giảm áp lực của nệm foam

Nệm foam mang đến cho bạn sự nâng đỡ tuyệt vời hơn những gì bạn nghĩ. Không chỉ có khả năng hỗ trợ theo đường cong cơ thể, nệm foam còn có hiệu quả giải tỏa áp lực tại các điểm chính như cổ, vai, hông, đầu gối và cột sống, giúp bạn hạn chế tối đa cảm giác đau mỏi khi thức giấc.

Khả năng giảm áp lực của nệm cao su

Nệm cao su cũng có khả năng nâng đỡ rất tốt, tuy nhiên nệm cao su giảm áp lực tại các điểm cơ thể kém hơn nệm foam khá nhiều. Chưa kể, nhiều loại nệm cao su chất lượng thấp còn thiếu đi sự hỗ trợ hình dáng, nằm lâu có thể gây ra những tổn thương cho xương khớp.

memory-foam
So sánh khả năng giảm áp lực nệm cao su và nệm foam

Tính nhạy cảm với nhiệt độ

Nệm foam

Khi tiếp xúc với nhiệt độ cơ thể, nệm foam trở nên mềm hơn và ôm lấy theo đường cong sinh lý để mang đến bạn sự thoải mái tối ưu. Đối với loại foam truyền thống, đặc tính này có thể khiến bạn cảm thấy nóng; Tuy nhiên, ngày nay các nhà sản xuất nệm sử dụng nhiều kỹ thuật và công nghệ hiện đại để khắc phục nhược điểm này, và khiến nệm foam luôn thoáng khí, mát mẻ khi ngủ.

Nệm cao su

Nệm cao su không có sự nhạy cảm với nhiệt độ như foam, do đó nhiệt độ từ cơ thể bạn không thể tạo nên ảnh hưởng gì đối với nệm cao su.

Khả năng gây dị ứng

Về cơ bản, cả nệm foam và nệm cao su đều ít gây ra các hiện tượng dị ứng khi sử dụng. Tuy nhiên, bạn vẫn nên cẩn thận vì vẫn có một số người dị ứng với cao su. Các triệu chứng dị ứng cao su có thể gặp: ngứa, mẩn đỏ và sưng tấy. Nếu nghiêm trọng hơn, việc quá mẫn cảm với cao su thậm chí có thể dẫn đến sốc phản vệ.

Cách ly chuyển động

Khả năng cách ly chuyển động của nệm foam

Foam được biết đến với khả năng hấp thụ chuyển động cực tốt. Các âm thanh và chuyển động của một người ở bên này đều được giữ lại tại đúng vị trí đó, không thể lan tỏa và ảnh hưởng tới người nằm cạnh. Do vậy, đây là lựa chọn lý tưởng nhất cho các cặp đôi, đặc biệt nếu một trong hai bạn là người khó ngủ, dễ thức giấc bởi chuyển động hoặc âm thanh từ người kế bên. Nệm foam cũng rất thích hợp với người có vật nuôi, gia đình ngủ chung giường với trẻ em.

cach-ly-chuyen-dong

Khả năng cách ly chuyển động của nệm cao su

Nệm cao su không có khả năng cách ly chuyển động tốt như nệm foam. Nếu bạn có thói quen trở mình hoặc di chuyển rất nhiều khi ngủ, người kế bên bạn sẽ cảm nhận khá rõ các chuyển động đó và có thể mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc.

Khả năng hỗ trợ của các cạnh

Nệm cao su

Nệm cao su không có sự hỗ trợ tốt tại các cạnh và viền nệm, tạo cảm giác dễ bị lăn xuống nếu nằm quá gần cạnh, mép nệm.

Nệm foam

Ngược lại, nệm foam gây ấn tượng bởi sự ổn định và vững chắc của các cạnh nệm. Điều này đảm bảo rằng cạnh của nệm không bị lún, không nghiêng hay bị sụp xuống khi người dùng ngồi hoặc nằm ở cạnh nệm. Cấu trúc đàn hồi và khả năng phân bổ trọng lượng tốt của nệm foam giữ cho cạnh và bề mặt nằm vững chãi hơn.

kha-nang-ho-tro-cac-canh-nem
Khả năng hỗ trọ các cạnh của nệm cao su và nệm foam

Có mùi

Nệm cao su và nệm foam đều có mùi đặc trưng của nguyên liệu khi vừa mới mua về. Mùi của cả hai loại nệm sẽ nhanh chóng phai đi sau vài ngày sử dụng, do đó, đây không được xem là nhược điểm đáng kể. Tùy nhiên, tùy vào cảm nhận riêng mà có người sẽ thấy hơi khó chịu với mùi foam, cũng có người không thể chịu đựng được mùi cao su mới.

Vệ sinh dễ dàng

Vệ sinh nệm foam

Về cơ bản, việc vệ sinh nệm foam khá đơn giản, nhanh gọn. Thậm chí, một số dòng nệm foam, tiêu biểu như nệm thông hơi Number One Tonybed còn có thể giặt được ruột nệm. Áo nệm có dây kéo giúp người dùng tháo rời áo nệm và vệ sinh nệm đơn giản.

Vệ sinh nệm cao su

Vệ sinh nệm cao su đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ. Nếu không, bạn rất dễ làm hư hại và rút ngắn tuổi thọ của nệm.

ve-sinh-de-dang
Vệ sinh nệm cao su và nệm foam

Độ tiện dụng

Độ tiện dụng nệm foam

Nệm foam được đánh giá là một trọng những loại nệm gọn nhẹ nhất,  không chỉ so với nệm cao su mà còn so với nệm bông ép hoặc nệm lò xo. Điều này giúp bạn dễ dàng, thuận tiện khi di chuyển nệm khi cần thay đổi phòng ngủ hoặc nơi sống.

Độ tiện dụng nệm cao su

Ngược lại, nệm cao su là một trong những loại nệm nặng và cồng kềnh nhất hiện nay. Điều này đồng nghĩa với việc bạn tốn “hàng lít” mồ hôi và công sức để di chuyển nệm, làm vệ sinh, xoay mặt nệm hay bất kỳ hoạt động nào khác.

tinh-gon-nhe-de-di-chuyen
Tính gọn nhẹ dễ di chuyển

Giá thành

Giá nệm foam

Nệm foam có nhiều mức giá linh hoạt khác nhau, phù hợp với nhu cầu và mức chi trả khác nhau của người dùng.

Giá nệm cao su

Nệm cao su thiên nhiên là một trong những dòng nệm đắt đỏ nhất trên thị trường hiện nay. Các loại nệm cao su cao cấp có mức giá từ hàng chục triệu và thậm chí là cả trăm triệu đồng.

gia-thanh
Giá nệm cao su và nệm foam

Tổng kết so sánh giữa nệm cao su và nệm foam

Tiêu chí so sánh Nệm cao su Nệm foam
Chất lượng vật liệu Được đánh giá cao hơn nhờ thành phần từ thiên nhiên.

Tuy nhiên, hiện nay nhiều nơi sử dụng phụ liệu kém chất lượng để sản xuất nệm cao su giá rẻ. Những loại nệm này thường không bền, gây nguy hiểm cho sức khỏe và khó phân biệt chất lượng.

Không có nguồn gốc từ thiên nhiên như nệm cao su.

Dù vậy, nhiều thương hiệu nệm đã nghiên cứu và cải tiến chất liệu foam để đảm bảo chất lượng và độ an toàn. Một số thương hiệu còn sử dụng thành phần từ thiên nhiên và vải áo chất lượng để tăng tính kháng khuẩn và ngăn ngừa mạt bụi, nấm mốc, vi khuẩn.

Độ bền Độ bền rất cao, tuổi thọ trung bình 20 năm. Tuổi thọ thấp hơn cao su. Nhưng nhiều loại nệm foam hiện nay đã được nghiên cứu để kéo dài độ bền lên đến 15 năm hoặc thậm chí lâu hơn nếu được sử dụng và bảo quản đúng cách.
Độ thoáng khí Các lỗ thoáng khí trên nệm cao su cũng tạo sự thoáng mát trong ngày nóng. Nệm foam mới có cấu trúc mở, giúp thông thoáng và tránh cảm giác nóng khi nằm.
Khả năng giảm áp lực Nệm cao su giảm áp lực kém hơn, một số loại nệm cao su kém chất lượng có thể thiếu khả năng hỗ trợ hình dáng và gây tổn thương cho xương khớp. Nệm foam hỗ trợ cơ thể tốt hơn và giảm áp lực vô cùng hiệu quả tại các điểm chính trên cơ thể như vai, hông, lưng, cột sống, đầu gối.
Tính nhạy cảm với nhiệt độ Nệm cao su không có sự nhạy cảm với nhiệt độ như foam, do đó nhiệt độ từ cơ thể bạn không thể tạo nên ảnh hưởng gì đối với nệm cao su. Khi tiếp xúc với nhiệt độ cơ thể, nệm foam trở nên mềm hơn và ôm lấy theo đường cong sinh lý để mang đến bạn sự thoải mái tối ưu.
Khả năng gây dị ứng Không gây ra dị ứng, trừ những một số người dị ứng với cao su có thể gặp tình trạng ngứa, mẩn đỏ, sưng tấy hoặc sốc phản vệ. Không gây ra dị ứng.
Cách ly chuyển động Nệm cao su không có khả năng cách ly chuyển động tốt như foam, chuyển động của bạn có thể cảm nhận được bởi người bên cạnh và gây mất ngủ hoặc giấc ngủ không ngon. Nệm foam hấp thụ chuyển động tốt, không ảnh hưởng đến người bên cạnh. Đây là lựa chọn tốt cho các cặp đôi hoặc gia đình có người khó ngủ.
Khả năng hỗ trợ của các cạnh Nệm cao su không hỗ trợ tốt ở cạnh và viền nệm, có thể tạo cảm giác lăn xuống khi nằm gần mép nệm. Nệm foam ổn định và vững chắc ở các cạnh, không bị lún, nghiêng hay sụp xuống. Cấu trúc đàn hồi và phân bổ trọng lượng tốt của foam giúp cạnh và bề mặt nằm vững chãi hơn.
Có mùi Cả nệm cao su và nệm foam có mùi riêng khi mới mua, nhưng mùi này sẽ phai đi sau vài ngày sử dụng.
Vệ sinh dễ dàng Trong khi đó, vệ sinh nệm cao su đòi hỏi sự cẩn thận để tránh làm hư hại và rút ngắn tuổi thọ của nệm. Nệm foam dễ dàng hơn và một số loại nệm còn có thể giặt được ruột nệm.
Tính gọn nhẹ, dễ di chuyển Nệm cao su nặng và cồng kềnh, đòi hỏi nhiều công sức khi di chuyển và vệ sinh. Nệm foam gọn nhẹ và dễ di chuyển, thuận tiện cho việc thay đổi phòng ngủ hoặc nơi sống.
Giá thành Nệm cao su thiên nhiên là một trong những loại nệm có giá thành cao nhất hiện nay. Nệm foam có mức giá linh hoạt, phù hợp với nhu cầu và ngân sách của người dùng.

nem thong hoi number one plus

Nên mua nệm cao su hay nệm foam?

Trên thực tế, không có tấm nệm nào tốt nhất, chỉ có loại phù hợp nhất mà thôi. Việc lựa chọn giữa nệm cao su và nệm foam phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm sở thích cá nhân, ngân sách, và nhu cầu riêng của bạn và gia đình.

Dù bạn chọn loại nệm nào, hãy luôn tìm hiểu và tra cứu thông tin cẩn thận về sản phẩm trước khi quyết định mua nệm, đặc biệt là với nệm cao su, nếu không, bạn rất dễ mua nhầm tấm nệm kém chất lượng, được dán nhãn cao su thiên nhiên nhưng nhanh chóng hư hao khi chưa sử dụng được bao lâu, chưa kể thậm chí còn gây hại cho sức khỏe.

Kết luận

Trên đây, Tonybed đã đưa ra 12 tiêu chí quan trọng để so sánh giữa nệm cao su và nệm foam. Quyết định cuối cùng vẫn phải dựa trên nhu cầu cá nhân, sở thích, ngân sách và yêu cầu riêng của bạn. Hãy thử nghiệm sản phẩm thực tế trước khi mua hàng. Đừng ngại nhắn tin với nhân viên bán hàng để có được sự tư vấn chi tiết nhất.

Dù bạn chọn nệm cao su hay nệm foam, quan trọng nhất là tìm được một chiếc nệm phù hợp với cơ thể và giúp bạn có giấc ngủ thoải mái và sự nâng đỡ cơ thể tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm: