Vết nôn của trẻ trên nệm không chỉ làm mỹ quan mà còn là nguồn gốc gây ra các vấn đề vệ sinh có thể ảnh hưởng tới sức khỏe. Chính vì thế, việc loại bỏ những vết bẩn này một cách nhanh chóng không chỉ giúp bảo vệ chất lượng của nệm mà còn đảm bảo một môi trường ngủ sạch sẽ và an toàn cho bé yêu của bạn. Và đừng lo, quá trình làm sạch này không hề phức tạp như bạn tưởng. Trong bài viết này, Tonybed sẽ hướng dẫn bạn 10 bước đơn giản và nhanh chóng để loại bỏ hoàn toàn vết nôn trớ trên nệm, cùng xem qua nhé!

Xử lý vết bẩn nhanh chóng

Ngay khi phát hiện chất nôn, bạn cần hành động nhanh chóng để tránh để chất nôn thấm sâu vào nệm hoặc lan rộng. Sử dụng một đĩa giấy hoặc xẻng quét rác để nhẹ nhàng cạo bớt chất nôn. Sau đó, dùng khăn giấy để thấm những phần còn lại trước khi bỏ vào thùng rác hoặc xả xuống bồn cầu. Việc xử lý nhanh chóng này giúp ngăn chặn mùi hôi phát triển và làm giảm độ ẩm trên nệm, qua đó giảm bớt công sức làm sạch sau này.

Giặt toàn bộ ga giường

Giặt ga trải giường để loại bỏ mùi hôi từ vết nôn trớ bám trên ga giường
Giặt ga trải giường để loại bỏ mùi hôi từ vết nôn trớ bám trên ga giường

Ngay cả khi các vật dụng như ga trải giường, chăn hoặc vỏ gối có vẻ không bị dính bẩn, bạn vẫn nên tháo chúng ra và giặt ngay lập tức. Điều này khá quan trọng vì vết nôn có thể đã tiếp xúc một phần vào vải mà bạn không nhận thấy. Giặt ga giường bằng nước ấm nóng và chất tẩy rửa phù hợp để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn và mùi hôi. Bạn nên sử dụng chế độ giặt sâu nếu có để tăng hiệu quả làm sạch.

Xem thêm: Tẩy vết máu trên ga giường: 6 bước và 15 cách hiệu quả khó tin!

Chuẩn bị dụng cụ vệ sinh

Trước khi tiến hành làm sạch nệm, hãy chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết bao gồm: khăn giấy, chất tẩy rửa nhẹ, một chén nước ấm, baking soda, bình xịt chứa giấm trắng, và không quên đeo găng tay cao su để bảo vệ tay bạn khỏi các chất bẩn và vi khuẩn. 

Loại bỏ chất cặn

Dùng khăn giấy hoặc vải sạch để nhẹ nhàng nhặt và gom các hạt cặn còn sót lại trên nệm. Sau đó, dùng một tấm giấy khác để cạo sạch bề mặt nệm, đảm bảo rằng không làm lan rộng chất bẩn. Khi đã gom xong, hãy bỏ ngay tấm giấy đó vào túi nhựa để tránh làm bẩn khu vực xung quanh.

Làm mờ vết bẩn

Dùng khăn giấy hoặc vải sạch để thấm khô vùng bị bẩn
Dùng khăn giấy hoặc vải sạch để thấm khô vùng bị bẩn

Dùng khăn giấy hoặc vải sạch để thấm khô vùng bị bẩn. Cách thực hiện là nhấn nhẹ vào vùng bị ướt để hút càng nhiều chất lỏng càng tốt mà không chà xát, vì chà xát có thể khiến vết bẩn thấm sâu hơn vào các sợi vải nệm. Tiếp tục thấm cho đến khi không còn độ ẩm nữa và vùng bị ảnh hưởng trở nên khô ráo khi chạm vào. Bước vệ sinh này giúp giảm thiểu tối đa vệt bẩn của vết nôn để lại trên nệm.

Pha dung dịch làm sạch

Pha nước ấm với xà phòng rửa chén trong một cái chén hoặc hộp theo tỉ lệ 1:1. Chọn loại xà phòng rửa chén nhẹ để tránh làm hỏng vải nệm. Lấy một miếng vải sạch, nhúng vào dung dịch vừa pha và vắt thật khô. Sau đó, nhẹ nhàng chấm miếng vải ướt lên vùng nệm bị bẩn, thực hiện nhẹ nhàng để tránh làm dung dịch lan rộng. 

Nếu vết bẩn vẫn còn cứng đầu, hãy pha một dung dịch khác gồm: ba phần nước, một phần giấm, và một chút xà phòng rửa chén. Dung dịch này sẽ giúp loại bỏ vết bẩn hiệu quả hơn, đồng thời khử trùng và loại bỏ mùi hôi trên nệm.

Xem thêm: Cách tẩy vết ố trên ga giường hiệu quả tại nhà, ít tốn sức

Khử mùi hôi trên nệm

Sau khi đã thấm khô phần lớn chất lỏng, pha tiếp dung dịch gồm giấm trắng và nước theo tỷ lệ bằng nhau và đựng trong bình xịt. Xịt nhẹ dung dịch này lên khu vực cần xử lý. Giấm trắng không chỉ giúp khử trùng mà còn loại bỏ mọi mùi hôi còn sót lại. Để tăng cường hiệu quả khử trùng, bạn có thể xịt một lượng nhỏ cồn tẩy rửa lên vùng bị ảnh hưởng, nhưng hãy chú ý không cho quá nhiều cồn để tránh làm hư vải nệm, ngoài ra nên xịt cồn trong một không gian thoáng đãng để tránh mùi cồn quá hăng nồng, gây khó chịu.

Hút ẩm cho nệm bằng Baking soda

Rắc một lớp baking soda lên toàn bộ khu vực ẩm ướt để hấp thụ độ ẩm một cách triệt để nhất. Ngoài ra, baking soda cũng giúp trung hòa và đánh bay mùi hôi hiệu quả, đảm bảo nệm của bạn không còn bất kỳ mùi khó chịu nào từ vết nôn trớ. Để baking soda trên nệm trong ít nhất 15-30 phút, tốt nhất là qua đêm nếu có thể để phát huy hết tác dụng. Sau đó, dùng một chiếc khăn sạch hoặc vải khô để gạt bỏ baking soda.

Hút bụi nệm

Sử dụng máy hút bụi với đầu bàn chải để nhẹ nhàng loại bỏ hoàn toàn baking soda và bất kỳ chất cặn bã nào khác trên nệm
Sử dụng máy hút bụi với đầu bàn chải để nhẹ nhàng loại bỏ hoàn toàn baking soda và bất kỳ chất cặn bã nào khác trên nệm

Sử dụng máy hút bụi với đầu bàn chải để nhẹ nhàng loại bỏ hoàn toàn baking soda và bất kỳ chất cặn bã nào khác trên nệm. Đầu bàn chải sẽ giúp làm sạch bề mặt nệm mà không gây tổn hại hay làm xước, rách vải nệm.

Phơi khô nệm

Cuối cùng, để nệm được khô ráo hoàn toàn, bạn có thể sử dụng quạt hoặc máy sấy để sấy khô nệm. Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt nệm ở nơi thông thoáng, có ánh nắng mặt trời để tăng tốc độ làm khô. Cách tốt nhất là phơi nệm qua đêm nhằm đảm bảo nệm không còn bất kỳ độ ẩm nào trước khi sử dụng lại, tránh tình trạng dễ sản sinh vi khuẩn bên trong. 

Các loại chất tẩy rửa vết nôn trên nệm 

Dưới đây là một số nguyên liệu đơn giản nhưng rất hiệu quả trong việc loại bỏ vết nôn trên nệm, không chỉ giúp làm sạch mà còn đảm bảo an toàn cho cả người và vật nuôi trong nhà.

Baking Soda

Baking soda là một chất thấm hút mạnh, rất hiệu quả trong việc loại bỏ mùi và độ ẩm từ nệm. Bạn nên rắc một lượng baking soda lên vùng bị nôn trúng và để qua đêm, hoặc ít nhất là cho đến khi chất này khô hoàn toàn trước khi hút sạch. Nó không chỉ giúp khử mùi hiệu quả mà còn làm sạch các vết bẩn mà không sợ hại nệm.

Nước rửa chén dạng lỏng

Với khả năng phá vỡ các protein và chất béo trong nôn, nước rửa chén là giải pháp tuyệt vời cho những vết bẩn cứng đầu. Sử dụng nước rửa chén pha loãng để xử lý vết bẩn, đảm bảo rằng sản phẩm này sẽ không làm hỏng vải nệm nhờ tính chất dịu nhẹ của nó.

Giấm

Giấm là một chất khử mùi tự nhiên và cũng có tác dụng trong việc trung hòa mùi khó chịu. Trộn giấm trắng và nước theo tỷ lệ bằng nhau và sử dụng dung dịch này để xịt lên vết nôn. Sau đó, dùng một chiếc khăn sạch để thấm nhẹ nhàng và giúp loại bỏ vết bẩn. Cuối cùng, lau sạch với khăn ẩm và để nệm khô hoàn toàn.

Nếu vết nôn đã bám lâu và trở nên “cứng đầu” hơn, các chất tẩy thông thường không thể loại bỏ triệt để, bạn có thể cân nhắc sử dụng các chất tẩy mạnh hơn để đạt được hiệu quả làm sạch tốt nhất.

Oxy già

Hydrogen peroxide nổi tiếng với khả năng khử trùng mạnh mẽ, tiêu diệt vi khuẩn và vi trùng hiệu quả, đồng thời phá vỡ các vết bẩn hữu cơ nhờ khả năng oxy hóa mạnh. Tuy nhiên, vì là một chất oxy hóa mạnh, bạn cần cẩn thận khi sử dụng hydrogen peroxide để tránh làm phai màu hoặc hư hỏng vật liệu của nệm. Nên thử nghiệm trên một khu vực nhỏ trước khi áp dụng rộng rãi.

Chất tẩy rửa Enzym

Chất tẩy rửa bằng enzyme đặc biệt hiệu quả trong việc xử lý các vết bẩn sinh học như nôn mửa, máu, hoặc nước tiểu. Các enzyme trong chất tẩy rửa này tiêu hóa các phân tử gây bẩn, phá vỡ chúng thành các hạt nhỏ hơn, không chỉ loại bỏ vết bẩn hiển thị mà còn xử lý mùi cơ bản bằng cách loại bỏ nguồn gốc của mùi. Đây là lựa chọn an toàn cho nệm vì tính nhẹ nhàng trên vải và bề mặt.

Dung môi IPA (Rượu isopropyl)

Rượu xát là một giải pháp làm sạch khác có giá trị, với đặc tính khử trùng mạnh mẽ, loại bỏ mùi hôi và vi trùng hiệu quả. Tính chất khô nhanh của rượu xát cũng hỗ trợ quá trình sấy khô nệm nhanh chóng, ngăn ngừa sự phát triển của nấm mốc. Khi kết hợp rượu xát với các phương pháp làm sạch khác, bạn sẽ nâng cao khả năng vệ sinh nệm, giúp không gian ngủ của bạn luôn sạch sẽ và thơm mát.

Làm sao để bảo vệ nệm khỏi các vết bẩn tốt hơn?

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, để giúp việc vệ sinh nệm trở nên dễ thở hơn, ngăn chặn tối đa các vết bẩn thấm xuống nệm, bạn nên có cho mình tấm bảo vệ nệm. Tấm bảo vệ nệm là vật dụng không thể thiếu trong việc duy trì độ sạch sẽ cho chiếc nệm của bạn. Sản phẩm này hoạt động như một rào chắn, ngăn chặn các dịch lỏng hay vết bẩn tiềm ẩn tiếp xúc trực tiếp với nệm, từ đó kéo dài tuổi thọ và duy trì chất lượng của nệm, ngăn ngừa sự phát triển của nấm mốc và vi khuẩn gây hại.

Mua tấm bảo vệ nệm tốt ở đâu?

Tấm bảo vệ nệm Tonybed

Tonybed cung cấp sản phẩm tấm bảo vệ nệm chất lượng cao, được làm từ vải thoáng khí và lớp chần gòn cao cấp, mang lại sự thoải mái tối đa cho người dùng. Tấm bảo vệ nệm không chỉ ngăn chặn vết bẩn hiệu quả mà còn đảm bảo không khí lưu thông tốt, giúp bạn ngủ ngon mà không lo bí bách. Đặc biệt, sản phẩm có dây chun chắc chắn giúp cố định tấm bảo vệ chặt chẽ xung quanh nệm, đảm bảo không bị xê dịch trong quá trình sử dụng.

Một trong những ưu điểm lớn của tấm bảo vệ nệm Tonybed là khả năng tháo và giặt bằng máy dễ dàng, vệ sinh thuận tiện và nhanh chóng, còn góp phần bảo vệ sức khỏe gia đình bạn trước các yếu tố gây dị ứng.

Trên đây là các bước chi tiết để làm sạch chất nôn trớ của trẻ trên nệm, những phương pháp này không chỉ giúp loại bỏ vết bẩn mà có có khả năng khử mùi hôi hiệu quả, đảm bảo nệm của bạn được vệ sinh sạch sẽ hoàn toàn, tạo điều kiện cho một giấc ngủ ngon và thoải mái. Tonybed mong rằng những mẹo nhỏ này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức trong việc làm sạch, ngoài ra bạn cũng có thể áp dụng không chỉ cho nệm mà còn cho nhiều loại vải và bề mặt khác trong gia đình. Chúc bạn thành công!

Xem thêm: Cách giặt nệm tại nhà hiệu quả và dễ dàng