Có một câu hỏi nhiều người thường gặp khi mua nệm: Có nên đặt nệm trên sàn hay không?

Nệm thường được sử dụng với giường nhưng đây không phải là điều bắt buộc. Nhiều người thích đặt nệm dưới đất để tiết kiệm không gian và chi phí mua giường, nhưng không biết như vậy có gây ra tác hại nào không. Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn câu trả lời.

1. Trải nệm trên sàn mang lại lợi ích gì?

1.1. Giảm tình trạng đau lưng

Ngủ trên sàn có thể hạn chế cơn đau lưng một cách hiệu quả. Khi đặt nệm trực tiếp trên sàn, cột sống và cổ của bạn được duy trì ở tư thế tự nhiên và cân bằng, giảm đáng kể tình trạng đau thần kinh tọa và phòng tránh nguy cơ cong, vẹo cột sống.

Giúp giảm thiểu các cơn đau lưng khu ngủ dậy
Giúp giảm thiểu các cơn đau lưng khu ngủ dậy

1.2. Thường cảm thấy mát hơn

Không khí mát đặc hơn và nặng hơn không khí nóng. Vì vậy, không khí nóng bốc lên phía trên trong khi không khí mát ở dưới mặt đất. Do đó, khi đặt nệm ngủ dưới sàn nhà, nhiều người có cảm giác thoải mái hơn vì được tiếp xúc với không khí mát mẻ hơn.

Tuy nhiên, hiện nay, nhiều thương hiệu đã cho ra đời các công nghệ làm mát tiên tiến, cho phép nệm điều chỉnh nhiệt độ, giúp bạn có giấc ngủ dễ chịu và thoáng mát suốt đêm mà không cần tới việc trải nệm trên sàn.

1.3. Tăng độ cứng cho nệm

Giường ngủ dù có chắc chắn đến đâu cũng không thể cứng và kiên cố hơn sàn nhà được. Vì vậy, nếu mua nhầm nệm mềm, hoặc chỉ đơn giản là nệm của bạn bị mềm dần theo thời gian sử dụng, hãy đặt nệm trên sàn. Đây được xem là cách ít tốn kém nhất để nâng cao độ cứng cho nệm của bạn.

1.4. Cải thiện lưu thông máu

Đặt nệm dưới sàn nhà giúp nệm trở nên cứng cáp hơn, hỗ trợ phân bổ trọng lượng cơ thể đồng đều hơn. Điều này giảm áp lực lên các bộ phận chịu lực chính trên cơ thể khi nằm, thúc đẩy lưu thông máu tốt hơn trong suốt đêm, từ đó cải thiện hiệu suất hoạt động của các cơ quan chính, tăng cường sức đề kháng và khả năng phục hồi cơ bắp.

1.5. Tiết kiệm chi phí

Trải nệm trên sàn nhà nghĩa là bạn không phải mua giường, không cần phải đau đầu việc đo kích thước giường khi chọn nệm. Điều này giúp bạn loại bỏ nhiều phiền toái, đồng thời còn tiết kiệm khoản chi phí không nhỏ, bởi các loại giường chất lượng tốt thường có giá khá cao. Thay vào đó, bạn có thể dành nguồn lực tài chính vào việc chọn một chiếc nệm thật tốt, thật cao cấp để hỗ trợ tối đa cho cơ thể và có độ bền vượt trội hơn.

1.6. Ít chiếm dụng không gian

Việc đặt nệm dưới nền đất chiếm ít không gian hơn so với việc có thêm một chiếc giường to tướng. Bên cạnh đó, đặt nệm trực tiếp trên sàn tạo cảm giác không gian phòng cao và rộng hơn, giúp bạn cảm thấy dễ chịu, thư thái hơn khi ngủ. Ngoài ra, nếu sống trong không gian nhà nhỏ, bạn còn có thể mua các loại nệm gấp 2, nệm gấp 3 tiện ích.

Ít chiếm dụng không gian
Ít chiếm dụng không gian

1.7. Dễ dàng di chuyển

Với việc không sử dụng giường và trải nệm trên sàn, bạn có thể dễ dàng di chuyển nệm từ nơi này sang nơi khác. Điều này rất thuận tiện khi bạn muốn thay đổi bố trí nội thất hoặc dời đến một địa điểm mới.

Dễ di chuyển
Dễ di chuyển

2. Trải nệm trên sàn có thể gây ra tác hại gì?

Mặc dù việc trải nệm trên đất mang lại khá nhiều tiện ích, nhưng nó cũng đi kèm với những nhược điểm tiềm ẩn.

2.1. Nguy cơ về bụi và mạt bụi

Bụi thường tích tụ nhiều nhất trên mặt đất và nếu không hút bụi, lau chùi sàn nhà thường xuyên, việc hít phải những hạt bụi này có thể gây ra dị ứng và các vấn đề về hô hấp. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ mà còn có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.

2.2. Dễ gặp “những vị khách” không mời mà đến

Rệp thường bị thu hút bởi độ ẩm và hơi nóng, và vì nệm của bạn nằm trên sàn nên các loại sinh vật như nhện, kiến và thậm chí cả rắn – tùy thuộc vào nơi bạn sống – có thể dễ dàng tiếp cận bạn khi ngủ.

2.3. Khả năng tích tụ nấm mốc

Khi không có giường hoặc bệ đỡ, nệm của bạn sẽ thiếu không khí lưu thông. Bởi khi đặt trên sàn nhà, khả năng thông gió của nệm bị hạn chế, sự ẩm ướt từ mồ hôi và dầu cơ thể “mắc kẹt” bên trong nệm và dẫn đến sự phát triển của nấm mốc, nhất là ở vùng có khí hậu ẩm ướt.

Mốc không chỉ gây nguy hiểm cho môi trường sống mà còn gây mùi hôi và các hiện tượng dị ứng như khó thở hoặc ngứa da. Ngay cả khi bạn thực hiện các biện pháp để hạn chế mốc bằng cách sử dụng máy hút ẩm, sự thấm nước từ mồ hôi và độ ẩm có thể làm cho nệm trở nên ẩm ướt, mất tính đàn hồi và thoải mái.

Nấm mốc tích tụ trên nệm
Nấm mốc tích tụ trên nệm

2.4. Khó khăn khi ra khỏi giường

Đối với những người có vấn đề vận động như viêm khớp hoặc đau mãn tính, hoặc là người già, sử dụng nệm quá thấp có thể gây ra nhiều bất tiện. Bạn sẽ phải cúi xuống để nằm lên nệm, cũng như việc đứng lên khiến nhiều người đối mặt với những cơn đau.

2.5. Nệm có thể bị tổn hại do nước

Nếu nhà bạn thường bị ngập khi trời mưa lớn, nệm đặt trên sàn sẽ là một trong những đồ vật chịu thiệt hại đầu tiên. Ngay cả khi phòng ngủ của bạn ở trên lầu, các sự cố như đường ống nước bị vỡ, hệ thống ống nước hoặc vòi nước bị hư đều có thể dẫn đến sàn nhà ngập nước. Lúc này, nệm thấm quá nhiều nước sẽ bị hư hỏng hoàn toàn, hoặc dù đã khô cũng không thể khôi phục chất lượng như ban đầu.

2.6. Không thoải mái cho người nằm nghiêng

Nệm khi đặt trên sàn sẽ trở nên cứng hơn. Và đôi khi độ cứng này không phù hợp với những người thích nằm nghiêng khi ngủ, bởi nệm không đủ ôm sát cơ thể và có thể tạo áp lực lên hông và vai, gây khó chịu và thậm chí là khiến bạn cảm thấy nhức mỏi.

2.7. Có thể làm mất hiệu lực bảo hành từ nhà sản xuất

Thông thường, đa số nệm được thiết kế để đặt trên khung giường. Mặc dù đặt nệm trên sàn nhà bằng phẳng, không lồi lõm không gây ảnh hưởng đến hình dáng nệm. Tuy nhiên, các công ty sản xuất nệm khuyến cáo không nên đặt nệm trên sàn vì mặt đất là nơi trú ngụ của bụi, côn trùng và nấm mốc, những tác nhân gây hại trực tiếp đến chất lượng nệm. Trong trường hợp này, nệm của bạn có thể không được bảo hành.

3. Những điều cần lưu ý khi đặt nệm trên sàn

3.1. Môi trường sống

Vị trí địa lý, môi trường khí hậu tại địa phương bạn sinh sống đóng vai trò quan trọng trong việc nệm của bạn có nên đặt dưới sàn hay không. Ở những nơi có độ ẩm cao điển hình như các quốc gia châu Á, môi trường ẩm ướt tạo điều kiện lý tưởng để nấm mốc sinh sôi và phát triển.

3.2. Loại nệm bạn sử dụng

Chất liệu của nệm cũng có ảnh hưởng đáng kể đến sự xâm nhập của nấm mốc. Ví dụ, nệm cao su tự nhiên có tính đàn hồi tốt, nhưng trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, loại nệm này cũng có thể hấp thụ và giữ ẩm từ mồ hôi của bạn. Khi đặt nệm dưới sàn, thiếu không khí lưu thông, nệm trở thành nơi cư trú tuyệt vời cho các loại nấm mốc.

3.3. Vật liệu làm sàn nhà

Sàn gỗ cứng và sử dụng lâu ngày có thể chứa vi khuẩn. Ngoài ra, thảm bị ướt hoặc ẩm cũng có thể khiến nấm mốc phát triển nhanh hơn. Do đó, cần vệ sinh sàn nhà thường xuyên để hạn chế tối đa sự tích tụ bẩn trên sàn.

Xem thêm: Tẩy vết máu trên ga trải giường: 6 bước và 15 cách hiệu quả khó tin!

4. 6 Tips để nệm đặt trên sàn có độ bền lâu hơn

4.1. Thông hơi cho nệm thường xuyên

Chọn những ngày thời tiết tốt, trời không mưa để nhấc nệm lên mỗi tuần 1 lần, kê sát tường để không khí lưu thông bên dưới nệm. Nếu có thể, hãy lật nệm thường xuyên để ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc. Đặc biệt nếu bạn sống ở khu vực có độ ẩm cao, hãy tăng cường tuần suất thông hơi nệm mỗi tuần.

Thông hơi cho nệm thường xuyên
Thông hơi cho nệm thường xuyên

4.2. Đảm bảo sàn nhà luôn sạch

Để ngăn bụi bẩn tích tụ, thường xuyên hút bụi, quét và lau nhà, cũng như khử trùng không gian dưới và xung quanh nệm của bạn. Bằng cách giữ sàn nhà luôn sạch sẽ, bạn sẽ ngăn côn trùng và bụi bẩn xâm nhập vào nơi nghỉ ngơi của mình.

Tuy nhiên, cần chắc chắn rằng sàn đã hoàn toàn khô ráo trước đặt nệm xuống để ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc phát triển trên nệm.

4.3. Kiểm tra điều khoản bảo hành của nệm

Trong một số trường hợp, việc sử dụng nệm trên sàn nhà có thể làm mất hiệu lực của chính sách bảo hành. Các công ty thường có hướng dẫn cụ thể về cách đặt nệm và sử dụng nệm hợp lệ. Hãy đọc kỹ các điều khoản này, hoặc hỏi rõ nhân viên tư vấn trước khi quyết định đặt nệm trên mặt đất.

4.4. Đặt nệm lên bề mặt bằng phẳng

Tốt nhất là bạn nên đặt nệm trên các bề mặt như sàn gỗ cứng, sàn trải chiếu tatami, sàn gạch. Tránh để nệm trên sàn lồi lõm, không bằng phẳng gây hại đến cấu trúc nệm và khiến nệm kém bền, nhanh hư hỏng, xuống cấp hơn.

4.5. Tạo lớp ngăn cách giữa nệm và sàn nhà

Bạn có thể sử dụng vật chắn như ván ép, miếng bìa cứng hoặc thảm xốp để đặt giữa mặt đất và nệm. Tấm chắn này có tác dụng duy trì chất lượng của đệm và giúp nệm tránh bị hao mòn sớm, đồng thời giữ cho nệm của bạn sạch sẽ, đơn giản hóa việc vệ sinh và tăng khả năng cách nhiệt.

Tạo lớp ngăn cách giữa nệm và sàn nhà
Tạo lớp ngăn cách giữa nệm và sàn nhà

4.6. Sử dụng tấm bảo vệ nệm

Luôn sử dụng ga phủ giường, tấm bảo vệ dù bạn có đặt nệm trên giường hay không. Nệm dễ dàng bị lây nhiễm vi khuẩn và bụi bẩn khi đặt trực tiếp trên mặt đất. Vì vậy, việc sử dụng các lớp bao phủ bên ngoài như tấm bảo vệ, ga trải giường sẽ giúp bảo vệ nệm của bạn khỏi sự tích tụ mồ hôi, bụi bẩn, vết bẩn và bất kỳ vi khuẩn có hại nào.

Hãy đảm bảo rằng bạn chọn kích cỡ tấm bảo vệ phù hợp, với kích thước đảm bảo phủ đầy đủ diện tích nệm.

4.7. Sử dụng máy hút ẩm

Nếu bạn sống ở nơi có khí hậu ẩm ướt, hãy nghĩ đến việc mua máy hút ẩm. Đây là thiết bị có khả năng giảm và cân bằng độ ẩm trong không khí, giúp bảo vệ sức khỏe và bảo quản các vật dụng trong nhà, đặc biệt là khi bạn trải nệm dưới sàn.

Sử dụng máy hút ẩm
Sử dụng máy hút ẩm

Câu hỏi thường gặp

Làm cách nào để nệm không bị trượt trên sàn?

Nệm đặt trên sàn, đặc biệt là trên các bề mặt nhẵn như gỗ hoặc gạch thường bị trượt và gây khó chịu khi nằm. Để hạn chế tình trạng này, hãy đặt một miếng lót chống trượt giữa nệm và sàn nhà.

Cần làm gì trước khi đặt nệm lên sàn?

Hãy đảm bảo sàn nhà khô ráo và càng sạch càng tốt. Hút bụi và lau nhà thật kỹ, hoặc sử dụng chất tẩy để đảm bảo vệ sinh tối đa cho khu vực đặt nệm.

Nệm đặt trên sàn nên dày bao nhiêu?

Độ dày hay chiều cao nệm phụ thuộc vào sở thích, hình dáng cơ thể và điều kiện thể chất, sức khỏe của bạn. Nếu bạn có các vấn đề về xương khớp, bạn không nên ngủ dưới sàn. Nếu có, bạn phải chọn vào nệm tương đối cao và có sự hỗ trợ cạnh để bạn có thể ngồi thoải mái trên mép giường, giúp việc đứng lên ngồi xuống dễ dàng hơn.

Trẻ nhỏ có nên ngủ trên sàn nhà?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường được khuyến nghị không nên ngủ nệm đặt trên sàn nhà do các nguy cơ tiềm ẩn về an toàn như ngạt thở và thiếu tính thoáng khí.

Trẻ sơ sinh nên ngủ trong cũi có nệm phẳng, độ cứng cao. Trẻ mới biết đi nên chuyển sang giường có bệ thấp hoặc giường có thanh chắn an toàn để tránh bị ngã. Khi trẻ lớn hơn, bạn có thể để trẻ ngủ trên sàn, nhưng cần đảm bảo yếu tố an toàn khi đặt nệm trẻ trên sàn nhà.

Xem thêm: Nệm dành cho người đi phượt

Kết luận

Đặt nệm dưới sàn hay không phụ thuộc vào lựa chọn của bạn
Đặt nệm dưới sàn hay không phụ thuộc vào lựa chọn của bạn

Mặc dù việc ngủ trực tiếp trên sàn nhà có thể mang đến những lợi ích nhất định như hỗ trợ cột sống và cải thiện tuần hoàn máu, nhưng đồng thời cũng có các nhược điểm cần xem xét kỹ trước khi đưa ra quyết định.

Nếu muốn đặt nệm dưới sàn, hãy lựa chọn một bề mặt sàn bằng phẳng, đảm bảo sàn khô ráo và sạch sẽ hoàn toàn trước khi đặt nệm xuống. Sử dụng tấm bảo vệ nệm phù hợp để ngăn chặn bụi bẩn, mồ hôi và vi khuẩn xâm nhập. Đồng thời, duy trì sạch sẽ cho không gian xung quanh nệm bằng cách hút bụi và khử trùng sàn nhà.

Cuối cùng, việc có nên đặt nệm dưới sàn hay không vẫn phụ thuộc vào lựa chọn của bạn. Hy vọng các thông tin Tonybed đưa ra bên trên sẽ giúp bạn có quyết định phù hợp và đúng đắn nhất.

Bạn chưa có ý tưởng để bày trí phòng ngủ khi đặt nệm trên sàn? Xem ngay:

5 ý tưởng bày trí phòng ngủ khi đặt nệm trên sàn