Chiếc mền ấm cúng bạn đắp hàng đêm có thể là nơi tích tụ rất nhiều vi khuẩn. Nếu liệt kê ra, bạn có thể sẽ kinh ngạc với những loại bụi bẩn dính vào chăn mền mỗi ngày: bụi mịn, dầu cơ thể, thậm chí là lông thú cưng và cả vụn thức ăn. Các hạt bụi bẩn nhỏ vụn có thể ẩn trong các nếp gấp của chăn mền và bạn rất khó nhìn bằng mắt thường. Vì vậy, bạn nên giặt chăn mền định kỳ, cho dù mền của bạn có chất liệu gì, mỏng hay dày, nhẹ hay nặng, kể cả với loại ruột mền có vỏ bao bọc bên ngoài. Bởi theo thời gian dài, dầu cơ thể và mồ hôi vẫn có thể thấm qua lớp áo vải bên ngoài và khiến ruột mền bị ố vàng, bám bẩn.

Nếu bạn vẫn chưa biết cách giặt chăn mền, hãy xem qua bài viết dưới đây. Tonybed sẽ hướng dẫn bạn mẹo giặt mền hiệu quả từ các chuyên gia, giúp bạn dễ dàng giặt chăn mền bằng máy giặt và luôn có chiếc mền sạch thơm như mới.

Những điều lưu ý khi giặt chăn mền bằng máy giặt

Trọng lượng chăn mền

Với sự ra đời của nhiều loại máy giặt hiện đại ngày nay, bạn có thể giặt phần lớn các loại chăn mền với trọng lượng lên tới 10kg. Nếu chăn mền to và nặng trên 10kg, tốt nhất là bạn nên mang chăn mền ra tiệm giặt là, nơi có các loại máy giặt chuyên dụng kích thước lớn và hiệu quả giặt sạch tốt hơn.

Chế độ giặt máy

Giặt chăn mền bằng máy giặt
Giặt chăn mền bằng máy giặt

Để đảm bảo độ bền của mền, bạn nên giặt chăn mền bằng máy giặt với chế độ giặt nhẹ, sử dụng nước lạnh và chất tẩy rửa nhẹ. Tránh sử dụng thuốc tẩy để không làm hỏng sợi vải, cũng như khiến chăn mền của bạn dễ bị bạc màu.

Phơi khô chăn mền

Phơi chăn mền cách mặt đất 1 khoản để tránh bụi bẩn
Phơi chăn mền cách mặt đất 1 khoản để tránh bụi bẩn

Bạn có thể làm khô chăn mền nhanh chóng bằng máy sấy ở chế độ nhiệt độ thấp. Tuy nhiên trước đó, hãy đọc kỹ hướng dẫn từ nhà sản xuất để xem liệu chất liệu mền của bạn có thể sấy bằng máy được hay không.

Cách an toàn nhất là phơi mền tự nhiên. Bạn trải mền ra bề mặt đủ rộng, bằng phẳng, khô ráo và sạch thoáng và phơi đến khi mền khô ráo hoàn toàn, tránh việc còn hơi ẩm gây mùi khó chịu. Hãy đảm bảo bạn treo chăn mền sao cho thật căng, tránh để mền bị nhăn hoặc khô không đều.

Xử lý vết bẩn

Đối với những vết bẩn nhỏ, bạn có thể không cần giặt toàn bộ chăn mền nếu chỉ mới vừa vệ sinh mền không bao lâu. Bạn có thể tẩy sạch vết bẩn bằng dung dịch nước ấm trộn với bột giặt. Nếu việc giặt chăn toàn bộ quá khó khăn, bạn có thể xem xét mua vỏ chăn hoặc chăn có thể tháo ra và giặt riêng trong máy.

Xem thêm: Mách bạn cách giặt 8 loại gối đúng cách, sạch thơm như mới

Các bước giặt chăn mền chi tiết

Bước 1: Đọc nhãn hướng dẫn trước khi giặt

Đọc nhãn hướng dẫn giặt chăn mền trước khi đem đi giặt
Đọc nhãn hướng dẫn giặt chăn mền trước khi đem đi giặt

Trước khi giặt chăn mền, hãy dành một chút thời gian để đọc nhãn hướng dẫn đính kèm trên mền. Nhãn sẽ cung cấp cho bạn thông tin quan trọng về cách giặt chăn mền an toàn, nhiệt độ nước lý tưởng và có thể chăn mền có thể cho vào máy sấy khô hay không. Làm theo các khuyến nghị trên nhãn sẽ giúp bảo vệ kết cấu vải và đảm bảo chiếc mền của bạn duy trì được chất lượng bền tốt.

Bước 2: Loại bỏ bụi bẩn trên mền

Để chuẩn bị giặt mền, hãy loại bỏ mọi bụi bẩn nhỏ vụn nằm ẩn trong các nếp vải bằng cách: giũ chăn nhiều lần hoặc sử dụng bàn chải lông mềm để quét bỏ lông hoặc xơ vải có thể tích tụ trên chăn mền. Tiếp theo, kiểm tra xem có vết bẩn nào không và xử lý trước bằng chất tẩy vết bẩn trước khi giặt. Điều này giúp tăng hiệu quả tẩy sạch các vết bẩn trong quá trình giặt. Ngoài ra, bạn cũng cần kiểm tra xem chăn mền có vết rách nào không, nếu có, hãy khâu vá cẩn thận để không làm chỗ rách trở nên nghiêm trọng hơn khi giặt.

Cách xử lý vết bẩn trước khi giặt

Xử lý vết bẩn trên chăn mền trước khi giặt
Xử lý vết bẩn trên chăn mền trước khi giặt

Dùng một lượng nhỏ bột giặt chứa enzyme để xử lý các khu vực bị ố vàng hoặc bám bẩn. Sử dụng ngón tay hoặc bàn chải nylon lông mềm để thấm bột giặt lên vải và chà xát nhẹ nhàng.

Chờ bột giặt ngấm trong ít nhất 15 phút trước khi giặt mền.

Bước 3: Chọn đúng chất tẩy rửa

Sử dụng chất tẩy rửa nhẹ, không độc hại, không chứa chất tẩy trắng hoặc chất làm mềm vải. Những hóa chất này có thể làm hỏng sợi vải và ảnh hưởng đến chất lượng của chăn mền.

Chọn chất tẩy rửa phù hợp với loại vải của chăn mền
Chọn chất tẩy rửa phù hợp với loại vải của chăn mền

Bước 4: Cài đặt máy giặt

Bạn nên giặt chăn mền bằng máy giặt ở chế độ giặt nhẹ với khả năng chịu tải lớn nhất, sử dụng nước lạnh để giúp bảo quản vải và tránh mền bị nhàu nhĩ, co rút.

Cài đặt máy giặt phù hợp khi giặt chăn mền
Cài đặt máy giặt phù hợp khi giặt chăn mền

Bước 5: Giặt chăn mền

Cho mền vào máy giặt, nên lưu ý trọng lượng máy giặt và kích thước chăn, số lượng đồ giặt chung (nếu có) để tránh làm máy giặt bị quá tải. Việc quá tải có thể dẫn đến chu trình làm sạch không đồng đều và dễ khiến mền bị rách, hư hỏng. Nếu mền của bạn tương đối lớn hoặc nặng, bạn nên giặt mền với chu trình hai lần để đảm bảo chăn được làm sạch hoàn toàn:

  • Lần 1: giặt chăn mền với bột giặt hoặc nước giặt như bình thường.
  • Lần 2: không cần sử dụng chất tẩy rửa nữa, việc giặt lại này là để đảm bảo mền đã được rửa sạch hết các cặn xà phòng tích tụ trong sợi vải.

Bước 6: Phơi khô và bảo quản chăn mền

Phơi chăn mền thật khô và bảo quản cẩn thận
Phơi chăn mền thật khô và bảo quản cẩn thận

Sau khi giặt xong, hãy lấy mền ra khỏi máy và nhẹ nhàng vắt hết nước thừa nếu có. Treo mền lên dây phơi hoặc trải phẳng cho mền mau khô. Tránh để mền tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc nguồn nhiệt cao để tránh vải bị co, và tia UV là nguyên nhân gây phai màu trên tất cả các loại vải dệt. Sau khi mền đã khô hoàn toàn, hãy gấp gọn gàng và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Mẹo khi giặt chăn mền bằng máy

  1. Sử dụng một lượng chất tẩy rửa nhỏ hơn so với lượng bạn dùng thông thường nhằm tránh bột giặt hay xà phòng dư thừa và khó tẩy sạch hơn.
  2. Không sử dụng chất làm mềm vải dạng lỏng, thay vào đó, thêm 1/2 cốc giấm trắng chưng cất vào lần xả cuối cùng để làm mềm chăn và loại bỏ cặn xà phòng.
  3. Sau khi giặt, giũ mền kỹ để giảm nếp nhăn, hạn chế nhàu nhĩ và giúp mền khô đều hơn.
  4. Thêm 2 hoặc 3 quả bóng len vào máy sấy để làm tơi mền.
  5. Sử dụng nhiệt độ thấp khi sấy mền và kiểm tra thường xuyên để không sấy quá khô.
  6. Trước khi trải mền trở lại giường hoặc gấp gọn để cất giữ, hãy kiểm tra xem còn nơi nào bị ẩm ướt trên mền hay không.
  7. Lưu ý, với loại mền có viền, bạn không nên cho vào máy sấy vì sẽ khiến viền bị rút, gây biến dạng cho mền.

Câu hỏi thường gặp

Tại sao mền có mùi mốc sau khi giặt?

Lý do khiến mền có mùi mốc rất có thể là vì mền chưa hoàn toàn khô ráo. Một số máy sấy không đủ công suất để làm khô nếu mền quá lớn. Trong trường hợp này, hãy mang mền đến tiệm giặt ủi để sử dụng những chiếc máy sấy công suất lớn hơn hoặc phơi mền ngoài không khí thêm một ngày nếu thời tiết cho phép. Bên cạnh đó, còn có các nguyên nhân khác làm chăn có mùi như: quá nhiều hoặc quá ít chất tẩy rửa, giặt ở nhiệt độ không phù hợp hoặc không xử lý vết bẩn trước khi giặt.

Có nên giặt mền với nước nóng không?

Tốt nhất là không. Bởi việc giặt bằng nước nóng có thể làm hỏng các sợi vải và làm mền mất đi độ mềm mại, bị co rút và loang lổ màu. Mền nên giặt bằng nước ấm hoặc nước lạnh để phòng ngừa các khả năng gây hại trên.

Kết luận

Việc giặt chăn định kỳ là cách hiệu quả để bảo vệ và duy trì chất lượng của mền. Hy vọng các phương pháp và mẹo Tonybed chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn đã trở thành “chuyên gia” và tự tin trong việc vệ sinh chăn mền thật sạch. Chúc bạn và gia đình luôn tận hưởng được sự thoải mái và giấc ngủ ngon với chăn ấm nệm êm.