Nội dung bài viết
ToggleChúng ta đều mong muốn có được giấc ngủ ngon sau ngày dài bận rộn. Nhưng, sự xuất hiện của những vị khách không mời – rệp giường có thể biến trải nghiệm nghỉ ngơi của bạn thành cơn ác mộng. Rệp giường, những sinh vật bé nhỏ nhưng phiền toái, thường trú ngụ trong các kẽ hở của chăn- mền, ga trải giường, gối và nệm để tìm kiếm nơi ẩn náu và thức ăn. Chúng không chỉ gây khó chịu bằng cách cắn và hút máu trong khi chúng ta ngủ say, mà còn có nguy cơ gây ra dị ứng.
Trong bài viết này, Tonybed sẽ cung cấp những dấu hiệu, giải pháp thiết thực để bạn nhận biết và cách diệt rệp giường trên chăn ga gối nệm một cách triệt để, giúp bạn lấy lại không gian ngủ ngon và an toàn.
Làm sao để nhận biết rệp giường trên chăn ga gối nệm?
Mặc dù rệp có kích thước rất nhỏ bé, song chúng vẫn để lại một số dấu vết nhất định. Dưới đây là 5 dấu hiệu phổ biến nhất giúp bạn dễ dàng nhận biết sự hiện diện của rệp trên chăn ga gối nệm:
Mùi lạ
Bạn có thể cảm nhận được mùi lạ khi bước vào phòng ngủ, đặc biệt là trong các khách sạn. Mùi của rệp giường thường được mô tả như mùi mốc, thiêng ngọt khá giống với mùi của quả mọng.
Đây là một trong những dấu hiệu khá rõ ràng cảnh báo sự xuất hiện của rệp giường trong phòng ngủ của bạn. Bởi mùi này hiếm khi xuất hiện trong các phòng ngủ thông thường.
Vì vậy, nếu bạn cảm nhận được phòng ngủ của mình có mùi tương tự, bạn nên kiểm tra kỹ nệm, ga trải giường, gối nằm – gối ôm và các vật dụng bằng vải xung quanh để phát hiện và có biện pháp trị rệp kịp thời.
Vết cắn không rõ nguyên nhân
Một dấu hiệu dễ nhận biết khác của vết cắn của rệp giường ở trên da. Nếu bạn thức dậy với những vết cắn hình tròn, sưng đỏ dù trước đó không hề có, đây đích xác là từ rệp.
Các vết cắn này có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể, nhưng thường gặp nhất ở tay, cổ, mặt, vai, chân và cánh tay. Điều đặc biệt là rệp giường cắn thành từng nhóm, vì thế bạn có thể nhìn thấy nhiều vết cắn cùng một lúc tại một khu vực.
Đốm đen trên ga trải giường
Nếu bạn nhìn thấy các đốm đen trên ga trải, thủ phạm rất có thể là rệp giường. Khi rệp cắn và hút máu, chúng có thể để lại những giọt máu nhỏ trên ga trải giường. Ngoài ra, phân của rệp và vỏ bị chúng bỏ lại sau khi lột xác cũng có thể tạo thành những đốm đen.
Ban đầu, những đốm này có thể bị nhầm lẫn với vết bẩn thông thường, nhưng nếu chúng xuất hiện thường xuyên, đều đặn và ngày càng nhiều hơn, khả năng lớn là nệm của bạn đã bị rệp giường xâm nhập.
Vỏ cũ sau khi lột xác
Trong quá trình phát triển, con rệp sẽ lột xác và bỏ lại vỏ cũ. Những lớp vỏ này thường được tìm thấy xung quanh khu vực nệm, ga trải giường và gối. Sự hiện diện của những lớp vỏ cũ là dấu vết rõ ràng nhất rằng rệp đã trú ngụ, ngoài ra còn cho thấy chúng đang không ngừng phát triển và sinh sôi trong môi trường ngủ của bạn.
Trứng rệp
Trứng cũng được xem là dấu hiệu cho sự tồn tại của rệp giường trên chăn ga gối nệm. Rệp cái có khả năng đẻ từ 1 đến 7 trứng mỗi lần sau khi hút máu, với khả năng sinh sản lên tới 70 trứng trong vòng 10 ngày. Trứng rệp thường nở sau 6-10 ngày và mất khoảng 10 tuần để phát triển thành rệp trưởng thành.
Trứng rệp có kích thước chỉ bằng đầu đinh và có màu trắng ngọc trai. Nếu trứng được hơn 5 ngày tuổi sẽ có một đốm mắt ở giữa. Rệp thường đẻ thành từng cụm từ 7-70 quả trứng cùng một lúc.
Hãy thử nhẩm tính, một con rệp có thể đẻ tới 200 trứng trong suốt vòng đời. Nghĩa là chỉ trong vòng vài tuần, bạn có thể phải ngủ chung với số lượng rệp lên đến hàng nghìn con!
Tác hại của vi khuẩn trên chăn ga gối nệm và cách loại bỏ chúng nhanh chóng
5 Cách loại bỏ triệt để rệp loại bỏ rệp giường trên chăn ga gối nệm
Hút sạch rệp bằng máy hút bụi
Bước đầu tiên và quan trọng trong việc loại bỏ rệp giường trên chăn ga gối nệm là sử dụng máy hút bụi. Máy hút bụi là công cụ lý tưởng để thâm nhập vào các kẽ hở nhỏ, nơi rệp thường trú ngụ. Việc hút sạch không chỉ loại bỏ rệp mà còn giảm lượng trứng và vỏ của chúng để lại trên chăn ga gối nệm.
Giặt chăn ga gối bằng nước nóng
Sau khi hút bụi, bước tiếp theo là giặt chăn, ga, gối với nước nóng. Theo đó, nước nóng giúp tiêu diệt rệp một cách hiệu quả hơn so với nước lạnh. Nhiệt độ nước cao không chỉ giết chết rệp mà còn giúp tiêu diệt trứng của chúng.
Sấy khô ở nhiệt độ cao
Sau khi giặt, hãy sử dụng máy sấy ở nhiệt độ cao để sấy khô chăn, ga, gối và các vật dụng khác. Nhiệt độ cao trong máy sấy không chỉ loại bỏ độ ẩm mà còn tiêu diệt rệp giường còn sót lại sau quá trình giặt. Lưu ý, bạn hãy tuân theo hướng dẫn sử dụng nhiệt độ sấy khô từ nhà sản xuất để đảm bảo không làm hư hỏng bộ chăn ga giường của mình.
Đông lạnh chăn ga gối
Nghe có hơi kỳ lạ, nhưng nhiệt độ chính là chìa khóa để tiêu diệt triệt để rệp giường. Theo đó, bạn hãy điều chỉnh nhiệt độ tủ đông ở 0° F (-18° C) và cho các vật dụng nghi có rệp giường “cư trú” như chăn ga mền, vỏ gối trong đó ít nhất 4 ngày. Phương pháp này thích hợp cho các vật dụng không thể giặt bằng nước nóng hoặc sấy khô, và với những gia đình có tủ đông lạnh tương đối lớn.
Phơi chăn ga gối ở ngoài trời
Nếu cảm thấy cách trên khá bất tiện, bạn cũng có thể để chăn ga, mền, vỏ gối ngoài trời trong điều kiện thời tiết phù hợp nhằm tiêu diệt rệp giường hiệu quả. Khi được phơi ngoài trời trong vòng 24 giờ ở nhiệt độ dưới 32° F (-0° C) hoặc trên 95° F (35° C), rệp giường có thể bị tiêu diệt. Tuy nhiên, cần lưu ý về điều kiện thời tiết và môi trường xung quanh không quá khắc nghiệt để tránh gây hư hại hoặc làm bay màu chăn ga gối.
Rệp giường thường ẩn náu ở đâu?
Rệp giường mặc dù thường xuất hiện trên chăn ga gối nệm, nhưng lại rất khó để nhìn thấy do kích thước nhỏ và thân hình dẹt của chúng. Chúng có thể dễ dàng chui vào những không gian nhỏ hẹp, thậm chí chỉ bằng độ dày của một chiếc thẻ tín dụng!
Trên giường ngủ của bạn, rệp giường thường thích “cư trú” ở những nơi như:
Ga trải giường và tấm bảo vệ nệm: Hãy kiểm tra kỹ các kẽ hở, đường may, và những nơi vải bị bó lại, đặc biệt là ở các góc và đầu/chân giường nơi ga trải giường thường được nhét vào.
Vỏ gối: Rệp giường thích ẩn mình ở các đường may và góc của vỏ gối.
Đầu giường và khung giường: Những khu vực này cũng là nơi lý tưởng cho rệp giường trú ẩn, đặc biệt là những khu vực có khe hở hoặc đường nối.
Tẩy vết máu trên ga giường: 6 bước và 15 cách hiệu quả khó tin!
Một số thông tin về rệp giường
Đặc điểm hình thái
Rệp giường có kích thước nhỏ, thường dài khoảng 4-5 mm khi trưởng thành, với màu nâu đậm. Chúng có thân hình dẹt và hình bầu dục.
Môi trường sống
Chúng thường ẩn náu trong các kẽ hở nhỏ như đường may của nệm, ga trải giường, khung giường, và thậm chí là các vết nứt trên tường.
Thói quen ăn uống
Rệp giường hút máu người và động vật có vú để tồn tại. Chúng thường hoạt động vào ban đêm, cắn và hút máu trong khi con người đang ngủ.
Thời gian hoạt động
Rệp giường thường cắn người vào ban đêm, nhưng điều này không có nghĩa là chúng chỉ hoạt động về đêm. Rệp là loài “cơ hội”, chúng nhận ra rằng việc kiếm ăn vào đêm khi con người đang ngủ say sẽ tiện lợi hơn.
Chưa kể, rệp còn có thể dễ dàng điều chỉnh giờ giấc hoạt động của mình theo lịch trình sinh hoạt của con người. Nếu bạn làm việc vào ban đêm và ngủ vào ban ngày, rệp cũng có thể chuyển đổi thời gian hoạt động để cắn bạn vào ban ngày.
Vết cắn của rệp giường
Khi cắn, rệp giường sẽ sử dụng chiếc mỏ thon dài của mình để đâm xuyên qua da và hút máu. Một bữa ăn của rệp giường có thể kéo dài từ 3 đến 10 phút. Sau khi hút máu, chúng trở nên căng tròn và lẻn ra ngoài để tiêu hóa.
Khả năng sinh tồn của rệp giường
Đáng chú ý là rệp giường vẫn có thể sống sót tới một năm mà không cần thức ăn, tùy thuộc vào điều kiện nhiệt độ. Điều này làm tăng khả năng sinh tồn của chúng trong môi trường sống khắc nghiệt.
Sinh sản
Rệp giường có khả năng sinh sản nhanh chóng. Một con cái có thể đẻ hàng trăm quả trứng trong suốt cuộc đời của mình.
Tác hại của rệp đến sức khỏe con người
Vết cắn của rệp giường có thể gây ngứa và khó chịu. Một số người có thể phản ứng mạnh hơn, gây nên phát ban hoặc dị ứng.
Phòng ngừa rệp xuất hiện trên giường
Để phòng ngừa rệp giường xâm nhập vào chăn ga gối nệm, bạn nên giữ vệ sinh, thường xuyên kiểm tra và làm sạch chăn ga gối nệm, và sử dụng các biện pháp kiểm soát côn trùng như bẫy hoặc hóa chất.
Câu hỏi thường gặp
Làm thế nào để biết chăn ga gối nệm có rệp giường?
Hãy kiểm tra xem bạn có gặp 5 dấu hiệu chính được đề cập bên trên hay không: có mùi đặc trưng, có vết cắn trên cơ thể, thấy đốm đen trên giường, vỏ hoặc trứng rệp. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào, rất có thể giường của bạn đang có sự xâm nhập của rệp giường.
Rệp giường thường cắn ở đâu trên cơ thể?
Vết cắn của rệp thường thấy ở tay, cổ, mặt, vai, chân và cánh tay, nhưng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.
Rệp có sống trong gối không?
Có, gối là một môi trường lý tưởng cho rệp và trứng của chúng cư ngụ. Để phòng tránh, hãy kiểm tra và giặt gối thường xuyên, hoặc sử dụng tấm bảo vệ gối chống côn trùng.
Tuổi thọ của rệp giường là bao lâu?
Rệp có thể sống tới một năm mà không cần ăn, tùy thuộc vào nhiệt độ.
Rệp đẻ bao nhiêu trứng?
Một con rệp cái có thể đẻ tới 200 quả trứng trong đời. Mỗi lần sau khi ăn, nó có thể đẻ từ 1-7 quả trứng, với tổng số lên tới 70 quả trong 10 ngày.
Rệp có sống sót trong máy giặt không?
Rệp giường có thể sống trong máy giặt nếu nước không đủ nóng. Nước nóng là cách tốt nhất để tiêu diệt rệp.
Thời gian ấp nở của trứng rệp?
Trứng rệp thường nở sau 6-10 ngày, tùy thuộc vào nhiệt độ và điều kiện môi trường.
Chăn điện có ngăn được rệp không?
Không, chăn điện không đủ nóng để tiêu diệt rệp giường. Thậm chí, nhiệt độ ấm áp có thể có lợi cho sự sinh sản của rệp.
Tủ đông có diệt được rệp không?
Có, sử dụng tủ đông cũng là một phương pháp hiệu quả với điều kiện có mức nhiệt độ -18°C. Theo đó, vật dụng có rệp cần được đặt trong túi nhựa kín và để trong tủ đông ít nhất 4 ngày.
Nhiệt độ nào diệt được rệp giường?
Rệp trưởng thành bị tiêu diệt ở nhiệt độ 48°C, còn trứng rệp bị tiêu diệt ở nhiệt độ tầm 52°C.