Chúng ta dành 1/3 cuộc đời mình để tận hưởng giấc ngủ trên nệm, để tái tạo năng lượng và sức khỏe tinh thần sau mỗi đêm ngon giấc. Và, không có gì ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ hơn một tấm nệm.

Giống như nhiều người, có thể bạn cũng đang vô tình hủy hoại chiếc nệm của mình, khiến nó nhanh xuống cấp hơn mà không hề hay biết!

Trong bài viết này, Tonybed chia sẻ với bạn 9 thói quen phá hoại nệm mà nhiều người thường làm đã vô tình rút ngắn tuổi thọ của nệm. Hãy xem thử bạn có đang làm điều tương tự hay không và dừng lại kịp thời ngay nhé!

Bạn không xoay chiều nệm định kỳ

Bạn nên xoay chiều nệm định kỳ
Bạn nên xoay chiều nệm định kỳ

Nếu bạn luôn ngủ ở cùng một nơi trên nệm từ đêm này qua đêm khác, nệm của bạn sớm muộn cũng sẽ bị xẹp và lún vĩnh viễn tại vị trí đó. Ngay cả tấm nệm tốt và cao cấp nhất cũng không thể tránh khỏi điều này, đây được xem là hiện tượng hao mòn tự nhiên. Tuy nhiên, bạn có thể làm chậm quá trình này bằng cách xoay chiều nệm 180° sau mỗi 3 tháng – 6 tháng. Trước kia, nhiều chuyên gia khuyến nghị nên lật mặt nệm định kỳ. Nhưng các loại nệm ngày nay không còn cần phải lật, bởi vì hầu hết được thiết kế để nằm chỉ ở một mặt.

Hãy đổi chiều nệm từ đầu giường sang chân giường thường xuyên hơn để tránh tình trạng lún, xẹp và các biến dạng khác, đồng thời kéo dài tuổi thọ của nệm.

Bạn không sử dụng tấm bảo vệ nệm

Topper-trang
Topper nệm

Mạt bụi, tế bào da chết, mồ hôi và dầu cơ thể có thể dễ dàng len qua lớp ga trải giường và thẩm thấu xuống nệm. Về lâu dài, sự tích tụ chất bẩn sẽ dẫn đến mùi hôi và vi khuẩn phát triển bên trong nệm. Đây là lý do tấm bảo vệ nệm ra đời. Những tấm bảo vệ nệm giúp tăng độ mềm mại, đặc biệt là hạn chế các vết bẩn thấm vào nệm, chống ẩm và ngừa bụi, côn trùng hiệu quả.

Bạn thường nhảy trên nệm

Hạn chế việc nhún nhảy trên nệm
Hạn chế việc nhún nhảy trên nệm

Trẻ nhỏ thường rất thích thú với việc nhún nhảy trên nệm, và đôi khi cha mẹ còn chơi cùng với con. Thực tế, điều này có thể gây hại cho tấm nệm của bạn. Khi chúng ta nhảy lên nệm, trọng lượng tập trung vào những khu vực nhỏ và nệm thường không được thiết kế để chịu đựng cách đè nén tải trọng như vậy. Điều này vô tình dẫn đến việc hư hỏng cấu trúc nệm, gây nứt gãy, khiến tấm nệm bị xẹp, trũng lún không đều và làm giảm khả năng nâng đỡ, chịu lực của nệm.

Bạn không vệ sinh nệm

Hãy chú trọng đến việc vệ sinh nệm ngay cả khi bạn đã sử dụng tấm bảo vệ nệm và ga trải giường. Theo thời gian dài, mạt bụi vẫn có thể lọt vào và bám vào bề mặt nệm. Việc không hút bụi đều đặn sẽ tạo điều kiện cho bụi mịn tích tụ, bọ ve và các sinh vật nhỏ khác sinh sôi và phát triển, và “chiếm lấy” nơi nghỉ ngơi của bạn. Hãy tạo thói quen vệ sinh và bảo quản nệm kỹ lưỡng định kỳ, hoặc ít nhất là hút bụi nệm 3 tháng 1 lần. Đặc biệt chú ý đến các đường viền nệm, nơi bọ ve có thể ẩn nấp nhiều hơn.

Việc làm sạch nệm thường xuyên là rất quan trọng nếu bạn muốn nệm của mình có độ bền cao và sử dụng tốt qua nhiều năm. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết cách vệ sinh nệm tại đây: Cách vệ sinh và bảo quản nệm

Phòng ngủ thiếu ánh sáng

Phòng ngủ thiếu ánh sáng cũng gây giảm tuổi thọ nệm
Phòng ngủ thiếu ánh sáng cũng gây giảm tuổi thọ nệm

Hãy mở rèm, màn cửa sổ phòng ngủ thường xuyên hơn để nệm của bạn được “thở”. Mạt bụi và vi khuẩn thích phát triển trong môi trường ẩm ướt, tối tăm. Nệm đặt trong nơi thiếu ánh sáng trong thời gian dài chính là “ngôi nhà lý tưởng” của các vi sinh vật trên.

Để nệm tiếp cận với ánh nắng tự nhiên – nhưng đừng trực tiếp – để thoáng khí và hạn chế mùi khó chịu cho nệm. Bên cạnh đó, sau khi tháo bỏ ga trải giường cũ, chúng ta thường thay ngay ga mới vào. Tuy nhiên, tốt nhất là chờ một chút để cho nệm được thông thoáng trước khi phủ các lớp lót bên trên.

Bạn không giặt ga trải giường thường xuyên

Như Tonybed đã đề cập bên trên, dầu cơ thể và tế bào da chết có thể ảnh hưởng rất nhiều đến độ bền của nệm. Và mặc dù ga trải giường không thể ngăn chặn hoàn toàn, nhưng đây là lớp tiếp xúc trực tiếp với cơ thẻ. Hãy giặt ga trải giường, vỏ gối, vỏ chăn khoảng 1 lần 1 tuần, việc giữ ga giường sạch sẽ cũng góp phần bảo vệ cho nệm của bạn.

Bạn không làm sạch vết bẩn trên nệm kịp thời

Nên làm sạch ngay các vết bẩn do đồ ăn, thức uống gây ra
Nên làm sạch ngay các vết bẩn do đồ ăn, thức uống gây ra

Một trong những cách nhanh nhất để làm nệm bị hư hỏng là để nước đổ ngấm vào. Đó có thể là đồ uống có màu, trẻ nhỏ tè dầm, hoặc “tai nạn” khi chu kỳ của bạn đang ghé thăm. Lúc này, hãy nhanh chóng lột bỏ ga trải giường và các lớp phủ khác trên nệm. Ấn một chiếc khăn lên vết tràn để thấm bất kỳ chất lỏng nào chảy xuống nệm, sau đó rắc baking soda lên khu vực đó. Đợi khô hoàn toàn trước khi hút bụi kỹ và thay ga giường.

Ngủ chung với vật nuôi

Để thú cưng ngủ chung với bạn dễ khiến nệm bám nhiều lông và tăng khả năng gây dị ứng cho bạn. Không chỉ vậy, móng vuốt hay răng nhọn của vật nuôi còn có thể xé toạc các lớp bảo vệ, ga giường và vải nệm. Thay vào đó, hãy cho thú cưng của bạn một chiếc giường ấm cúng của riêng mình và cả hai đều được ngủ ngon hơn.

Hạn chế việc cho thú cưng ngủ chung giường với bạn
Hạn chế việc cho thú cưng ngủ chung giường với bạn

Nệm của bạn không được nâng đỡ đúng cách

Nếu bạn sử dụng vạt giường, hãy thường xuyên kiểm tra xem các thanh gỗ có vết nứt hoặc yếu, cong hay không. Khung giường không đủ kiên cố dễ khiến nệm bị chùng xuống và nén cong dưới trọng lượng cơ thể, gây ảnh hưởng đến cấu trúc nệm và cả giấc ngủ của bạn.

Kết luận

Nhiều thói quen vô tình có thể gây hại đáng kể cho nệm của bạn. Để duy trì chất lượng của nệm, hãy lưu ý những điều sau: xoay nệm định kỳ, tránh nhảy lên giường, vệ sinh và giặt ga trải giường thường xuyên, thường xuyên thông gió và không đặt nệm ở môi trường ẩm ướt trong thời gian dài. Bằng cách tránh thực hiện những điều này, bạn sẽ bảo vệ và kéo dài tuổi thọ của nệm, đồng thời đảm bảo sự thoải mái và hỗ trợ tối đa cho giấc ngủ của mình.

Xem thêm: 9 dấu hiệu cho thấy đã đến lúc bạn cần thay nệm mới