Mâm ngũ quả thường xuất hiện trong ngày Tết Nguyên Đán của người Việt, là một phần không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên. Hãy cùng khám phá ý nghĩa độc đáo của mâm ngũ quả trong ba miền Bắc- Trung – Nam

Ý nghĩa chung của mâm ngũ quả

Bắt nguồn từ nguyên tắc sống và triết lý về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên:

  • Ngũ – Biểu Tượng Cho Sự Sống: Số năm ngũ quả tượng trưng cho năm sống, là biểu tượng của sự sống phồn thịnht, tập trung đầy đủ các loại trái cây của đất trời để thờ cúng.
  • Quả – Biểu Tượng Của Sự Sung Túc: Quả, thông qua cấu tạo và hạt bên trong, tượng trưng cho sự sung túc và khả năng tái sinh không ngừng của sự sống. Mỗi loại quả mang ý nghĩa riêng qua hình dáng, cấu tạo, màu sắc và cách phát âm tên.
  • Màu Sắc –  các loại trái cây tuân theo nguyên tắc ngũ hành, với mỗi loại quả có màu sắc khác nhau đại diện cho một hệ trong ngũ hành.

Ý nghĩa mâm ngũ quả ở từng miền

Miền Bắc

Mâm ngủ quả ở Miền Bắc
Mâm ngủ quả ở Miền Bắc

Người miền Bắc bày mâm ngũ quả theo tư duy ngũ hành, một phần của văn hóa phương Đông, thể hiện sự hòa hợp giữa trời và đất, thường bao gồm các loại quả có màu trắng (Kim), xanh (Mộc), đen (Thủy), đỏ (Hỏa), và vàng (Thổ). Cách sắp xếp màu sắc và loại quả xen kẽ nhau để đẹp mắt và phù hợp với phong thủy.

Mâm ngũ quả miền Bắc thường có 5 loại:

  • Chuối
  • Bưởi
  • Đào
  • Hồng
  • Quýt

Xem thêm: Phong tục đưa ông Táo về trời ở 3 miền Bắc – Trung – Nam

Miền Trung

Mâm ngủ quả ở Miền Trung
Mâm ngủ quả ở Miền Trung

Vùng miền Trung, khí hậu khắc nghiệt và nguồn trái cây thiếu thốn, mâm ngũ quả thường đơn giản hơn, thể hiện sự thành tâm và lòng biết ơn đối với tổ tiên. Mâm này thường bao gồm các loại quả có sẵn, không quá quan trọng về màu sắc hay hình dáng.

Các loại quả thường thấy trong mâm ngũ quả miền Trung

  • Thanh long
  • Chuối
  • Dưa hấu
  • Mãng cầu
  • Dứa
  • Sung
  • Cam
  • Quýt

Miền Nam

Mâm ngủ quả ở Miền Nam
Mâm ngủ quả ở Miền Nam

Miền Nam thường tập trung vào năm loại quả cơ bản:

  • Dừa
  • Mãng cầu
  • Đu đủ,
  • Xoài
  • Sung.
  • Thơm

Cách phát âm tên các loại quả thường tạo thành câu như “cầu vừa đủ xài sung” hoặc “cầu sung vừa đủ xài.” Người miền Nam thường kiêng kỵ cúng các loại quả có tên mang ý nghĩa không tốt, ví dụ như chuối, lê, cam và các quả có vị đắng, cay.

Dù có sự khác biệt về cách bày trí và loại quả trong từng miền, nhưng chúng luôn thể hiện lòng biết ơn và lòng thành kính của người Việt đối với tổ tiên, đồng thời mang ý nghĩa cao cả về sự sống, sung túc, và hạnh phúc trong năm mới.