Nội dung bài viết
ToggleNgủ không ngon giấc, ngủ không sâu giấc, ngủ không ngon giấc về đêm – những vấn đề này đã và đang ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của hàng triệu người. Buổi sáng là thời điểm quan trọng để bắt đầu ngày mới, nhưng nếu bạn thức dậy trong sự mệt mỏi, uể oải, bạn sẽ mất tinh thần và không thể tập trung trong cả ngày, dẫn đến hiệu suất học tập và làm việc kém đi hẳn.
Có rất nhiều nguyên nhân phổ biến dẫn đến giấc ngủ kém, từ rối loạn giấc ngủ đến vấn đề về nệm. Tonybed hiểu tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sức khỏe và tinh thần của bạn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu về 7 nguyên nhân khiến bạn ngủ không ngon giấc và đề xuất những giải pháp thực tế để cải thiện vấn đề này.
Lưu ý: Bài viết này nhằm giúp người đọc hiểu hơn về một số khía cạnh liên quan đến sức khỏe, nhưng không thể thay thế cho việc thăm khám và điều trị từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế có chuyên môn. Hãy tìm đến sự tư vấn và hỗ trợ y tế từ các chuyên gia uy tín khi cần thiết.
Lối sống
Tình trạng ngủ không ngon giấc về đêm của bạn có thể liên quan đến những thói quen sống sau đây:
Tập luyện buổi tối
Hoạt động thể chất là chìa khóa của lối sống lành mạnh và là thói quen tốt để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, tập thể dục quá muộn vào ban đêm có thể dẫn đến nhịp tim tăng cao khi đến giờ đi ngủ và làm bạn ngủ không sâu giấc về đêm. Cân nhắc chuyển buổi tập sáng sớm hơn vài tiếng để bạn có đủ thời gian nghỉ ngơi.
Thiết bị điện tử
Đây cũng có thể là một yếu tố dẫn đến việc ngủ không ngon giấc. Ánh sáng xanh từ màn hình có thể làm rối loạn nhịp sinh học của bạn và làm bạn khó ngủ, ngủ không đủ giấc. Tránh sử dụng thiết bị trước khi đi ngủ từ 30 phút – 1 tiếng để giấc ngủ của bạn được cải thiện tốt hơn.
Rối loạn lịch trình giấc ngủ
Một nguyên nhân khá phổ biến khác của giấc ngủ không ngon, kém chất lượng. Bạn có thường thức đến rạng sáng mới ngủ để rồi ngủ dậy thật trễ hoặc chợp mắt vào buổi trưa để bổ sung lại năng lượng? Đây chính là nguyên nhân gây nên sự rối loạn trong giờ đi ngủ của bạn. Hãy điều chỉnh thói quen đi ngủ của bạn. Một lịch trình giấc ngủ ổn định sẽ giúp bạn thức dậy sảng khoái và đầy năng lượng vào mỗi buổi sáng.
Chế độ ăn uống
Những gì bạn ăn ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong cuộc sống của bạn, từ tinh thần, tâm trạng đến hệ thống miễn dịch, và bao gồm cả giấc ngủ. Nếu bạn cảm thấy vô cùng tỉnh táo trước khi đi ngủ hoặc tắt báo thức nhiều lần vào buổi sáng, bạn nên cân nhắc thực hiện một số thay đổi trong chế độ ăn uống.
Tránh ăn quá muộn
Điều đầu tiên cần lưu ý là tránh ăn quá sát giờ đi ngủ. Ăn đêm gây gánh nặng cho hệ tiêu hóa, dẫn đến đầy bụng, ợ chua và cả việc thức dậy giữa đêm để đi vệ sinh.
Ăn đầy đủ dưỡng chất
Hãy đảm bảo rằng bạn có một chế độ ăn uống đầy đủ và cân bằng. Các nghiên cứu cho thấy thiếu hụt vitamin có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn và khiến bạn ngủ không ngon giấc. Đồng thời, bạn cũng nên cẩn trọng với các loại thực phẩm giàu carbohydrate và có đường – được cho là tác nhân trì hoãn và giảm chất lượng giấc ngủ.
Tiêu thụ caffeine và cồn vừa phải
Đối với các thức uống, hãy chú ý đến lượng caffein và cồn bạn nạp vào mỗi ngày. Việc tiêu thụ caffeine quá nhiều hoặc vào buổi tối khiến bạn khó vào giấc ngủ hơn. Trong khi đó, rượu có thể làm bạn buồn ngủ, nhưng lại khiến bạn ngủ không sâu, không ngon giấc và mệt mỏi. Vì vậy, hãy giới hạn việc tiêu thụ caffeine và cồn vào buổi tối để cải thiện giấc ngủ.
Stress
Ngủ không ngon giấc và ngủ không sâu giấc về đêm có thể là hậu quả của những căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày. Cảm giác áp lực công việc và trách nhiệm đều có thể làm bạn khó ngủ và có giấc ngủ không thực sự sâu và ngon lành.
Giải phóng hormone ảnh hưởng giấc ngủ
Căng thẳng có thể kích hoạt phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy trong cơ thể, giải phóng các hormone căng thẳng như cortisol và adrenaline, làm tăng nhịp tim và lưu lượng máu của bạn. Điều này có thể làm giấc ngủ trở nên chập chờn, không yên.
Vòng lặp luẩn quẩn
Ngoài ra, stress kéo dài còn tạo nên vòng lặp tuần hoàn. Một ngày căng thẳng dẫn đến một giấc ngủ không sâu, mệt mỏi. Một giấc ngủ kém dẫn đến buổi sáng hôm sau uể oải, mất tinh thần. Một buổi sáng uể oải sẽ khiến bạn càng stress hơn tiếp tục dẫn đến việc ngủ không ngon giấc về đêm. Đây là một vòng luẩn quẩn ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của bạn.
Do vậy, hãy cố gắng giảm stress hàng ngày bằng cách thực hiện các bài tập thể chất, thiền, tránh xa nicotine và giảm tác nhân gây căng thẳng trong cuộc sống. Nếu bạn cảm thấy căng thẳng không thể kiểm soát được, đừng ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia chăm sóc sức khỏe tinh thần.
Ảnh hưởng từ môi trường xung quanh
Ngủ không ngon giấc và ngủ không sâu giấc về đêm có thể do ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh bạn. Dù bạn có thiết kế và bày trí phòng ngủ ấm cúng, với chăn êm nệm ấm và mùi thơm thư giãn, nhưng một số yếu tố môi trường vẫn sẽ biến nơi nghỉ ngơi trở nên khó chịu và làm hỏng giấc ngủ của bạn, ví dụ:
Tiếng ồn và ánh sáng
Âm thanh náo động từ đường phố như tiếng còi xe ô tô, tiếng chó sủa và đèn đường sáng trưng hắt vào từ cửa sổ có thể là nguyên nhân gây mất ngủ.
Các yếu tố môi trường có thể nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, nhưng bạn có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ để cải thiện giấc ngủ. Rèm cửa cản sáng, mặt nạ ngủ, nút tai, và máy tạo tiếng ồn trắng đều có thể giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn. Chúng giúp bạn giảm thiểu ảnh hưởng của tiếng ồn và rối loạn ngủ từ môi trường xung quanh, giúp bạn thư giãn và ngủ sâu hơn.
Người nằm cạnh
Nếu người ngủ cùng thường xuyên ngáy lớn, hay chuyển động, cựa mình, bạn cũng sẽ khó mà có giấc ngủ ngon.
Ngoài ra, một số loại nệm có thể ngăn cản sự truyền lực từ người nằm cạnh, từ đó giúp bạn không bị ảnh hưởng khi người ngủ cùng trở mình trong đêm.
Vấn đề về sức khỏe
Bạn có thể đang trải qua những thay đổi về sức khỏe gần đây và việc này cũng dẫn đến việc ngủ không ngon giấc. Theo đó, một số vấn đề về sức khỏe có thể làm giấc ngủ của bạn bị ảnh hưởng rõ rệt.
Dùng loại thuốc mới
Một trong những nguyên nhân khiến bạn ngủ không sâu giấc là dùng loại thuốc mới. Chuyển sang sử dụng một loại thuốc khác có thể làm thay đổi cơ chế ngủ của cơ thể, gây ra khó khăn cho giấc ngủ vào ban đêm. Tuy nhiên, thông thường cơ thể sẽ thích nghi sau một thời gian. Nếu vấn đề về giấc ngủ kéo dài và không cải thiện, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tìm cách khắc phục.
Lão hóa
Lão hóa cũng là yếu tố có thể làm thay đổi giấc ngủ của chúng ta. Khi chúng ta già đi, giấc ngủ ngon và sâu trở nên khó khăn hơn khi phải đối mặt với việc thức dậy thường xuyên để đi vệ sinh hoặc mắc các bệnh mãn tính.
Tuy nhiên, bạn không cần từ bỏ giấc ngủ chất lượng vì những thay đổi về sức khỏe hay tuổi tác. Bằng cách theo đuổi lối sống lành mạnh, tuân thủ điều trị thích hợp và tìm đến tư vấn y tế chuyên nghiệp, bạn có thể tận hưởng những giấc ngủ ngon mỗi đêm.
Chất lượng của nệm
Một giấc ngủ không ngon, không sâu và không đủ vào ban đêm có thể phần nào liên quan đến chất lượng của tấm nệm mà bạn đang sử dụng.
Hãy thử đánh giá xem tấm nệm hiện tại có đáp ứng đủ nhu cầu của bạn không. Điều quan trọng là bạn cần chọn nệm phù hợp với sở thích của riêng mình.
Độ cứng
Độ cứng của nệm là một yếu tố quan trọng, và bạn nên chọn độ cứng thích hợp để hỗ trợ tốt cho tư thế ngủ, cân nặng và sức khỏe của bạn.
Nhiệt độ
Ngoài ra, vấn đề về nhiệt độ cũng có thể dẫn đến việc ngủ không ngon giấc. Đổ mồ hôi suốt đêm có thể làm bạn khó chịu và không thể ngủ sâu giấc, mệt mỏi. Hãy xem xét việc sử dụng ga trải giường làm mát hoặc nệm có cấu trúc thoáng khí hơn để giúp duy trì nhiệt độ dễ chịu.
Một tấm nệm không tốt có thể không hỗ trợ bạn đúng cách và gây khó khăn trong việc ngủ ngon. Nếu bạn đang gặp vấn đề này, hãy xem xét lựa chọn mua một tấm nệm mới chất lượng cao và phù hợp với nhu cầu của bạn.
Xem thêm các bài viết về nệm của Tonybed để chọn và sử dụng nệm đúng cách:
- Hướng dẫn chi tiết cách chọn mua nệm từ A đến Z
- 7 sai lầm phổ biến cần tránh khi mua nệm
- 9 dấu hiệu cho thấy đã đến lúc bạn cần thay nệm mới
- Đây là 6 cách giúp bạn làm quen với chiếc nệm mới nhanh hơn
- Bí quyết chọn nệm hỗ trợ tốt cho người thoát vị đĩa đệm
- Top các loại nệm nằm mát không đau lưng tốt nhất 2023 của Tonybed
Rối loạn liên quan đến giấc ngủ
Hội chứng chân không nghỉ (RLS)
Nếu bạn đang trải qua những khó khăn về giấc ngủ như thức dậy quá sớm, khó ngủ hoặc mất nhiều giờ không thể ngủ được, có thể bạn đang mắc phải một trong những rối loạn liên quan đến giấc ngủ. Trên thế giới, khoảng 70 triệu người gặp phải tình trạng mất ngủ hàng năm. Nhưng không chỉ riêng mất ngủ, còn có những rối loạn giấc ngủ khác cũng gây ra những khó khăn đáng kể trong việc ngủ đủ và sâu. Một trong số đó phải đề cập đến hội chứng chân không nghỉ (RLS) – còn được gọi là bệnh Willis – Ekbom khiến bạn cảm thấy khó chịu ở chân và phải cử động chân liên tục một cách không chủ ý. Nếu bạn cảm thấy khó nằm yên mà không đá, đập hoặc di chuyển chân xung quanh, có thể bạn đang mắc phải RLS.
Chứng ngưng thở khi ngủ
Bên cạnh đó, chứng ngưng thở khi ngủ cũng là một rối loạn nghiêm trọng, không chỉ làm bạn ngủ không ngon giấc, ngủ không sâu, mệt mỏi về đêm mà còn gây tắc nghẽn hơi thở và các vấn đề sức khỏe nguy hiểm khác nếu không được điều trị kịp thời.
Kết luận
Trong bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu về những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Từ căng thẳng và áp lực hàng ngày, thay đổi về sức khỏe, đến môi trường xung quanh và chất lượng nệm, tất cả đều quyết định liệu bạn có ngủ ngon và sâu giấc hay không. Hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến giấc ngủ kém là bước đầu tiên để tìm giải pháp và cải thiện vấn đề. Việc tạo điều kiện ngủ thoải mái và tối ưu, thay đổi lối sống và tìm đến sự tư vấn từ chuyên gia sẽ giúp chúng ta nâng cao chất lượng giấc ngủ và sức khỏe tổng thể. Chúc bạn luôn được ngủ ngon, sống khỏe và đón nhận ngày mới đầy năng lượng..
Xem thêm: