Ngủ trưa bao lâu là tốt? Đây là câu hỏi rất nhiều người đang thắc mắc hiện nay.

Nếu mắt của bạn cứ díp lại gần như suốt cả ngày, bạn cần có giấc ngủ trưa hợp lý để tỉnh táo hơn.

Nhiều người thường tìm đủ mọi cách để trốn việc ngủ trưa thời thơ ấu, nhưng khi lớn, ta thường chật vật để có giấc ngủ trưa đủ và đúng cách.

Các giấc ngủ ngắn thường kéo dài từ 20–90 phút. Nhưng thời gian ngủ trưa tối ưu thay đổi tùy theo độ tuổi, lối sống và nhu cầu sức khỏe của bạn.

Bạn viết dưới đây sẽ giúp bạn lý giải câu hỏi nên ngủ trưa bao lâu là đủ và tốt nhất, để có giấc ngủ trưa lý tưởng và mang lại năng lượng cho cả buổi chiều còn lại.

6 kiểu ngủ trưa phổ biến

6 kiểu ngủ trưa phồ biến
6 kiểu ngủ trưa phồ biến

Dưới đây là các kiểu ngủ trưa khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu và nhu cầu về giấc ngủ. Từ việc nạp thêm năng lượng đến việc bù đắp giấc ngủ bị thiếu, hãy cùng Tonybed tìm hiểu các kiểu ngủ trưa phổ biến dưới đây để xem bạn nên có giấc ngủ trưa bao lâu nhé!

Giấc ngủ trưa nạp năng lượng

Một giấc ngủ ngắn để bổ sung năng lượng khi bạn không có nhiều thời gian.

Thời gian: 10–20 phút

Tốt nhất cho: Những người có nhiều việc phải làm trong ngày.

Giấc ngủ bù

Một giấc ngủ giúp bù đắp cho thời gian thiếu ngủ trước đó.

Thời gian: 90 phút

Tốt nhất cho: Những người thức khuya, thức trắng hoặc mất ngủ vì lý do nào đó.

Giấc ngủ trưa dự phòng

Một giấc ngủ ngắn để chuẩn bị cho một đêm thức trắng hoặc mất ngủ.

Thời gian: 90 phút

Tốt nhất cho: Những người biết giấc ngủ của họ sẽ bị gián đoạn vào ban đêm, như những người làm việc theo ca, các bà mẹ đang chăm con nhỏ.

Giấc ngủ trưa ở trẻ

Giấc ngủ trưa ở trẻ em
Giấc ngủ trưa ở trẻ em

Giấc ngủ ngắn khi trẻ cần ngủ nhiều hơn người lớn.

Thời gian: Hơn 30 phút

Tốt nhất cho: Đáp ứng nhu cầu ngủ nhiều hơn của trẻ.

Giấc ngủ trưa Caffeine

Giấc ngủ trưa caffeiene
Giấc ngủ trưa caffeiene

Một giấc ngủ ngắn sau khi uống cafe và thức dậy khi caffeine bắt đầu phát huy tác dụng.

Thời gian: 20 phút

Tốt nhất cho: Những người cần tăng cường năng lượng gấp đôi.

Giấc ngủ trưa hồi phục

Giấc ngủ cần cho những ai đang bị bệnh, mệt mỏi.

Thời gian: 10–90 phút

Tốt nhất cho: Những người đang cảm thấy khó chịu, đau ốm.

Kiểu ngủ trưa Thời gian ngủ trưa lý tưởng Tác dụng
Giấc ngủ trưa nạp năng lượng 10–20 phút Bổ sung năng lượng khi bạn không có nhiều thời gian
Giấc ngủ bù 90 phút Một giấc ngủ giúp bù đắp cho thời gian thiếu ngủ trước đó.
Giấc ngủ trưa dự phòng 90 phút Giấc ngủ để chuẩn bị cho một đêm thức trắng hoặc mất ngủ sắp tới.
Giấc ngủ trưa ở trẻ 30+ phút Đáp ứng nhu cầu ngủ nhiều hơn của trẻ.
Giấc ngủ trưa Caffeine 20 phút Những người cần tăng cường năng lượng gấp đôi.
Giấc ngủ trưa hồi phục 10-90 phút Giấc ngủ cần cho những ai đang bị bệnh, mệt mỏi.

Bảng tóm tắt 6 kiểu ngủ trưa phổ biến, thời gian và tác dụng của mỗi kiểu

Lợi ích của việc ngủ trưa

Ngủ trưa không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn, mà còn có tác động tích cực đến hiệu suất làm việc và sự tập trung của bạn. Dưới đây là các lợi ích mà việc ngủ trưa mang lại:

Giúp bạn thư giãn

Giống như thiền định, một giấc ngủ ngắn có thể cho bạn thời gian để giải phóng căng thẳng và nạp lại năng lượng, giúp bạn cảm thấy sảng khoái và tỉnh táo hơn.

Cải thiện tâm trạng

Ngủ trưa đủ giấc giúp tinh thần sảng khoái
Ngủ trưa đủ giấc giúp tinh thần sảng khoái

Những giấc ngủ ngắn trong khoảng 20 phút đã được chứng minh có khả năng cải thiện tâm trạng, làm giảm căng thẳng và tăng cường tinh thần.

Giảm mệt mỏi

Việc ngủ trưa đủ có thể giúp giảm thiểu sự mệt mỏi và cải thiện hiệu suất làm việc sau giấc ngủ.

Tăng cường trí nhớ

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngủ trưa có thể tăng cường trí nhớ hiệu quả hơn so với việc thực hiện các hoạt động giải trí khác trong khoảng thời gian tương tự. Điều này giúp bạn duy trì khả năng tập trung, làm việc và học tập tốt hơn sau giấc ngủ.

Một số tác động tiêu cực của việc ngủ trưa

Mặc dù ngủ trưa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và tinh thần, nhưng cũng cần lưu ý rằng ngủ trưa không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt cho mọi người. Đối với một số người, việc chợp mắt vào buổi chiều có thể gây ra những tác động tiêu cực liên quan đến giấc ngủ ban đêm:

Cảm giác mệt mỏi sau khi ngủ trưa

Cơ thể mệt mỏi sau khi ngủ trưa dậy
Cơ thể mệt mỏi sau khi ngủ trưa dậy

Hiện tượng quán tính giấc ngủ có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi ngay sau khi thức dậy từ giấc ngủ trưa, kéo dài trong khoảng thời gian từ 30 phút đến 1 tiếng sau đó.

Quán tính giấc ngủ cũng là “thủ phạm” khiến bạn cảm thấy mệt mỏi sau khi dậy vào buổi sáng. Tìm hiểu cách khắc phục điều này tại đây: Mệt mỏi vào buổi sáng: Nguyên nhân ít người biết và cách khắc phục

Khả năng gây trở ngại cho giấc ngủ ban đêm

Việc duy trì thói quen ngủ trưa không hợp lý có thể gây trở ngại cho quá trình ngủ ban đêm. Điều này có thể gián đoạn thói quen ngủ và dẫn đến tình trạng mất ngủ.

Gây rối cho quá trình giải quyết vấn đề giấc ngủ

Nếu bạn thường xuyên dựa vào giấc ngủ trưa để bù đắp giấc ngủ ban đêm không đủ, bạn đang lờ đi vấn đề gốc rễ dẫn đến sự mệt mỏi. Việc chợp mắt ngắn hạn có thể giúp bạn cảm thấy tỉnh táo hơn, nhưng không giải quyết được vấn đề tạo ra mệt mỏi ban đầu.

6 cách đơn giản để có giấc ngủ trưa ngon hơn

Những cách đơn giản để có giấc ngủ trưa ngon giấc
Những cách đơn giản để có giấc ngủ trưa ngon giấc

Nếu bạn đang tìm cách cải thiện chất lượng giấc ngủ trưa, dưới đây là một số mẹo đã được nghiên cứu giúp bạn có những giấc ngủ trưa tốt hơn và thức dậy thật sảng khoái.

Xác định mục đích của việc ngủ trưa

Như đã đề cập bên trên, việc ngủ trưa bao lâu là tốt phụ thuộc vào độ tuổi và mục tiêu, nhu cầu bạn mong đợi sau giấc ngủ.

Bạn cần tỉnh táo và nguồn năng lượng dồi dào để tham dự cuộc họp quan trọng sau giấc ngủ trưa, hoặc bạn đang muốn ngủ bù cho một đêm mất ngủ. Bằng cách xác định rõ mục tiêu, bạn sẽ biết mình nên ngủ bao lâu là đủ.

Sử dụng báo thức

Nên đặt báo thức khi ngủ trưa để đảm bảo bạn ngủ không quá giấc
Nên đặt báo thức khi ngủ trưa để đảm bảo bạn ngủ không quá giấc

Nếu bạn ngủ trưa mà không có chuông báo thức, bạn có nguy cơ ngủ quá lâu và thức dậy trong tình trạng uể oải, hoặc ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm.

Khi bạn đã quyết định mình sẽ ngủ trưa để làm gì và thời gian ngủ bao lâu, hãy đặt báo thức để đảm bảo bạn thức dậy đúng thời gian. Điều quan trọng là bạn cũng phải kỷ luật với bản thân và không ngủ thêm khi đã đến thời gian thức dậy.

Nếu bạn thường có thói quen thức dậy trễ hơn so với thời gian dự kiến khi ngủ trưa, bạn nên rút ngắn thời gian ngủ một chút. Điều này giúp bạn giới hạn cảm giác mệt mỏi sau giấc ngủ và tăng cường sự tỉnh táo khi thức dậy.

Chọn thời điểm ngủ trưa sớm

Khi bạn muốn tận dụng giấc ngủ trưa một cách tốt nhất, nên chọn thời điểm ngủ sớm trong ngày. Đầu ngày là thời gian khi năng lượng của bạn cao nhất, và việc ngủ trưa trong lúc này có thể giúp bạn hòa mình vào chu kỳ tự nhiên của cơ thể.

Ngược lại, ngủ trưa vào thời gian cuối chiều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến việc đi vào giấc vào ban đêm.

Tuy rằng, chợp mắt ngay sau khi thức dậy cũng không phải là cách tốt, thế nhưng việc ngủ trưa vào một khoảng thời gian cố định trước khi đến giờ ngủ ban đêm có thể giúp bạn cải thiện giấc ngủ của mình.

Tạo môi trường ngủ lý tưởng

Tạo môi trường ngủ trưa lý tưởng để bạn sẽ ngủ ngon hơn
Tạo môi trường ngủ trưa lý tưởng để bạn sẽ ngủ ngon hơn

Để có một giấc ngủ trưa chất lượng, việc tạo ra một môi trường lý tưởng để dễ dàng chìm vào giấc ngủ là rất quan trọng. Sử dụng những phụ kiện như mặt nạ ngủ, tai nghe chống ồn để hỗ trợ giấc ngủ tốt hơn. Nhờ vào những dụng cụ này, bạn cũng có thể tạo ra tín hiệu cho cơ thể rằng đã đến lúc thư giãn và chìm vào giấc ngủ.

Ngủ trưa trong thời gian cố định

Hãy tạo thói quen ngủ trưa bằng cách ngủ vào cùng một thời gian hàng ngày. Điều này giúp cơ thể và tâm trí của bạn dễ dàng thích nghi và giúp giấc ngủ trưa phát huy hiệu quả tốt nhất.

Hoạt động nhẹ sau giấc ngủ trưa

Cuối cùng, hãy lên kế hoạch cho hoạt động sau giấc ngủ trưa. Thay vì thức dậy và ngay lập tức tiếp tục làm việc, hãy dành ít thời gian để thư giãn hoặc tập thể dục nhẹ nhàng. Điều này giúp tăng cường hiệu suất làm việc và giữ cho tinh thần của bạn tỉnh táo sau giấc ngủ trưa.

Câu hỏi thường gặp

Nên ngủ trưa bao lâu?

Nếu không vì các mục đích đặc biệt, giấc ngủ trưa thông thường nên kéo dài từ 10–20 phút, giúp bạn thức dậy tỉnh táo mà không làm ảnh hưởng đến chu kỳ giấc ngủ chính.

Khi nào thì nên ngủ trưa?

Thời điểm tốt nhất để ngủ trưa là đầu giờ chiều, không nên ngủ gần tối để tránh tác động tiêu cực lên giấc ngủ ban đêm.

Tại sao sau khi ngủ trưa dậy cảm thấy mệt mỏi?

Mệt mỏi khi ngủ dậy tức là đang bị tình trạng quán tính giấc ngủ
Mệt mỏi khi ngủ dậy tức là đang bị tình trạng quán tính giấc ngủ

Cảm giác mệt mỏi sau giấc ngủ trưa dài hơn 30 phút thường xuất hiện do thức dậy giữa chu kỳ giấc ngủ. Hiện tượng này được gọi là quán tính giấc ngủ. Để đối phó với tình trạng mệt mỏi sau giấc ngủ, hãy thử đứng dậy và vận động ngay sau khi thức dậy. Cảm giác buồn ngủ sẽ giảm đi nhanh chóng.

Ngủ trưa ngon hơn với nệm tiện ích Tonybed

Dù bạn thường xuyên ngủ trưa hay chỉ thỉnh thoảng cần một giấc ngủ ngắn để thư giãn, hồi phục, nệm ngủ văn phòng Tonybed đều có thể giúp bạn có trải nghiệm giấc ngủ tốt hơn.

Nệm văn phòng Tonybed là lựa chọn tuyệt vời cho giấc ngủ trưa tại văn phòng, cho học sinh nghỉ trưa tại trường học, hoặc một chuyến dã ngoại xa. Nệm đi kèm với một gối nằm, cùng thiết kế gọn nhẹ và tiện lợi, bạn có thể dễ dàng mang theo nệm đến bất cứ nơi đâu. Chất liệu vải Jersey thoáng khí và thấm hút cao giúp bạn luôn cảm thấy thoải mái và mát mẻ trong suốt giấc ngủ. Nệm được thiết kế với cấu trúc phân vùng, mang lại cảm giác êm ái cho cơ thể.

Xem thêm: