Nội dung bài viết
ToggleNệm tốt là chìa khóa để mang lại giấc ngủ chất lượng, giúp chúng ta tái tạo năng lượng, tăng cường hệ miễn dịch và duy trì sức khỏe tốt cả về thể chất lẫn tinh thần. Ngoài ra, nệm phù hợp còn có khả hỗ trợ cột sống, giảm căng thẳng cho các cơ và ngăn ngừa tình trạng đau nhức.
Tuy nhiên, việc chọn mua nệm phù hợp thường không dễ dàng. Sự xuất hiện của vô vàn các loại nệm đa dạng trên thị trường khiến bạn bối rối và không biết đâu là lựa chọn tốt cho mình.
Đừng lo! Trong bài hướng dẫn mua nệm này, Tonybed sẽ đưa ra những tiêu chí bạn nên cân nhắc khi tìm nệm, ưu điểm và và hạn chế, cùng với một loạt các tính năng của các loại nệm khác nhau. Từ đó giúp bạn có quyết định đúng đắn nhất khi mua hàng.
Dấu hiệu cho thấy bạn cần một tấm nệm mới
“Lắng nghe” tín hiệu từ cơ thể
Bạn không ngủ ngon? Giấc ngủ không sâu, bạn thường xuyên thức dậy với những cơn đau nhức khắp cơ thể hay cảm thấy uể oải, mất tinh thần? Đây đều là những tín hiệu cho thấy cơ thể không nhận đủ năng lượng từ việc nghỉ ngơi, và bạn đang có chất lượng giấc ngủ kém.
Tìm ra “thủ phạm”
Hãy xác định xem cơ thể bạn đang gặp vấn đề ở đâu?
Nếu bạn chào ngày mới với tình trạng đau cổ thường xuyên, chiếc gối của bạn có thể là nguyên nhân.
Còn nếu bạn tỉnh giấc trong cơn đau vai hoặc đau lưng, đau hông, đầu gối hay các khớp, có thể tấm nệm hiện tại của bạn không đủ êm và thiếu sự hỗ trợ cho cơ thể.
Ngoài ra, nếu bạn nhận thấy tấm nệm đang chùng xuống một cách đáng kể hoặc có những vết lõm vĩnh viễn theo hình dạng cơ thể, thì chắc chắn đã đến lúc bạn cần một tấm nệm mới.
Các tiêu chí bạn nên cân nhắc khi chọn nệm
Xác định kích thước nệm
Khi chuẩn bị mua nệm mới, cân nhắc và tìm hiểu về các loại kích thước là bước quan trọng để đảm bảo chọn đúng nệm vừa vặn với nhu cầu và không gian ngủ.
Kích thước giường ngủ: đo kích thước chính xác của giường mà bạn định đặt nệm vào. Hãy lưu ý, vì cách đo giường ngủ có các cạnh xung quanh sẽ khác với loại giường ngủ không cạnh. Ngoài ra, bạn cũng không nên bỏ qua việc đo chiều cao của giường, để tránh mua nệm quá thấp hoặc quá cao, gây bất tiện trong việc lên xuống giường.
Xem các bài hướng dẫn liên quan của Tonybed về kích thước giường ngủ:
Kích thước nệm: Nắm rõ kích thước nệm phổ biến và thông dụng trên thị trường giúp bạn đảm bảo mình mua nệm vừa khít với giường ngủ, đáp ứng đúng nhu cầu cá nhân.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên xác định độ dày nệm. Thông số này có liên quan đến độ mềm cứng của nệm, đôi khi còn ảnh hưởng đến chất lượng tổng thể của nệm, cũng như tránh việc gây khó khăn cho bạn khi thay ga trải giường.
Kích thước nệm | Thông số chi tiết (chiều rộng x chiều dài) |
Nệm đơn | 100 x 200cm |
Nệm đơn cỡ vừa | 120 x 200cm |
Nệm đơn cỡ lớn | 140 x 200cm |
Nệm đôi | 160 x 200cm |
Nệm đôi cỡ vừa | 180 x 200cm |
Nệm đôi cỡ lớn | 200 x 200cm |
Xem thêm hướng dẫn về kích thước nệm:
Không gian phòng ngủ: đo lường diện tích phòng ngủ nhằm chắc rằng giường và nệm không quá khổ, khiến không gian ngủ trở nên chật chội hay ngột ngạt. Hãy cân nhắc cả chiều rộng và chiều dài của giường, khoảng cách từ giường đến các vật dụng xung quanh như tủ, bàn làm việc hoặc cửa ra vào.
Kích thước nệm theo yêu cầu: Nếu bạn đã trót mua chiếc giường mà không một kích thước nệm thông dụng nào để vừa, bạn chỉ có thể đặt nệm theo yêu cầu riêng. Bạn nên chọn các thương hiệu là nhà sản xuất trực tiếp, bởi các thương hiệu bán lẻ thương mại rất khó để sản xuất nệm với các kích thước đặc biệt theo đúng ý bạn.
Xác định tư thế ngủ
Mọi người đều có thói quen và tư thế ngủ khác nhau. Biết bản thân thường ngủ ở tư thế nào giúp chọn được loại nệm thích hợp và nâng cao trải nghiệm giấc ngủ của bạn.
Tư thế nằm nghiêng
Đây là tư thế ngủ thường được ưa thích nhất, cũng là tư thế nằm mà các bác sĩ khuyến cáo nhằm tránh tình trạng đau lưng. Nệm tốt nhất cho người nằm nghiêng thường có độ mềm trung bình, không quá mềm cũng không quá cứng để giữ cho cột sống của bạn thẳng hàng, giúp giảm áp lực tốt cho hông và vai.
Tips: để kiểm tra xem nệm có cung cấp sự hỗ trợ tốt khi nằm nghiêng không, hãy nhờ ai đó chụp hình khi bạn đang nằm, sau đó vẽ một đường thẳng nối điểm giữa của tai, vai và hông. Nếu đường thẳng nghiêng dần về phía chông hoặc vai, bạn nên tìm loại nệm cứng hơn một chút.
Tư thế nằm sấp
Nệm tương đối cứng sẽ phù hợp hơn cho những ai thích nằm sấp, nhằm hỗ trợ tốt nhất cho ngực, bụng, hông và đầu gối của bạn, trong khi vẫn giữ sự liên kết thẳng hàng cho cột sống.
Tips: Nhờ ai đó chụp hình khi bạn nằm, sau đó vẽ một đường thẳng từ cổ đến lưng dưới và đến đầu gối. Nếu độ cong của lưng dưới của bạn trông bị võng, điều này có nghĩa là áp lực bị dồn xuống bụng. Hãy chọn nệm có sự hỗ trợ tốt hơn.
Tư thế nằm ngửa
Nệm có độ cứng trung sẽ lý tưởng nhất cho người thích nằm ngửa khi ngủ, mang lại khả năng nâng đỡ để giữ cho cột sống của bạn thẳng hàng, nhưng vẫn đủ mềm để lưng dưới, hông và vai của bạn được đặt tại vị trí thoải mái.
Tips 1: Nếu có thể, hãy nhờ ai đó chụp hình khi bạn đang nằm trên giường. Sau đó, bạn vẽ một đường thẳng nối 3 điểm: từ cổ đến vùng thắt lưng (cột sống dưới) đến đầu gối và xem đường vẽ này có thẳng hàng hay không.
Tips 2: Các chuyên gia khuyên rằng khi nằm ngửa, bạn hãy luồn tay xuống dưới lưng và đo lường khoảng cách giữa lưng và nệm. Nếu tay vừa khít có nghĩa là nệm cung cấp cho bạn sự hỗ trợ tốt. Nếu tay cảm thấy chật, không thể di chuyển cho thấy nệm quá mềm. Ngược lại, khoảng cách này rộng và tay bạn có nhiều không gian để di chuyển cho thấy nệm quá cứng.
Xác định hình dáng và trọng lượng cơ thể
Người nặng cân
Người có trọng lượng hoặc tạng người lớn, từ 80kg trở lên nên chọn nệm có độ cứng nhất định. Bởi trọng lượng nhiều hơn đồng nghĩa với việc áp lực đặt lên nệm cũng lớn hơn. Nệm quá mềm dễ bị lún xuống và ảnh hưởng tiêu cực đến sự liên kết của cột sống, dẫn đến đau lưng. Ngoài ra, người nặng cân cũng cần chọn nệm có độ bền và sự hỗ trợ cơ thể cao, đảm bảo khả năng chịu lực tốt trong thời gian dài.
Người có cân nặng từ thấp đến trung bình
Người có vóc dáng nhỏ, nhẹ cân hoặc có cân nặng trung bình nên nằm nệm tương đối mềm để cảm thấy thoải mái hơn khi ngủ. Nệm quá cứng sẽ không đủ lún để giảm áp lực lên các khớp.
Độ mềm cứng của nệm
Một cuộc khảo sát CR vào tháng 1 năm 2023 cho biết, có đến 60% số người được hỏi coi độ cứng là tiêu chí quan trọng nhất khi mua nệm.
Nhiều thương hiệu sản xuất nệm hiện nay đều có nhiều loại nệm từ mềm đến cứng để đáp ứng nhu cầu khác nhau của người dùng. Thông thường, độ mềm cứng của nệm được đánh giá theo thang điểm từ 1 đến 10, với 1 là mềm nhất và 10 là cứng nhất. Thang điểm này giúp bạn dễ dàng so sánh độ cứng hơn khi chọn nệm.
Thời gian bảo hành
Thời gian bảo hành là yếu tố phản ánh sự bền bỉ của một tấm nệm. Đây cũng là sự bảo chứng của nhà sản xuất cho sản phẩm của mình. Một tấm nệm tốt nên được bảo hành trên 5 năm, nệm có chất lượng và độ bền cao thường có thời gian bảo hành từ 8 đến 20 năm.
Chọn nệm cho phụ nữ mang thai
Trong tam cá nguyệt đầu tiên, bà bầu sẽ thường cảm thấy buồn ngủ và muốn chợp mắt. Giai đoạn này cần được nghỉ ngơi đầy đủ, vì vậy các mẹ bầu có thể ngủ ở bất kỳ tư thế nào bạn cảm thấy thoải mái nhất, kể cả nằm ngửa hay nằm sấp.
Trong tam cá nguyệt thứ hai, cân nặng của em bé tăng lên, điều này có thể khiến bà bầu cảm thấy khó chịu và gây thêm áp lực lên một số vùng nhất định trên cơ thể. Đây là lúc một tấm nệm mềm sẽ hỗ trợ tốt cho cơ thể phụ nữ mang thai. Khi bụng to hơn, các mẹ bầu được khuyến nghị nên nằm nghiêng bên trái khi ngủ, vì nằm ngửa sẽ khiến sức nặng của bụng đè lên mạch máu chính và làm bạn cảm thấy xây xẩm.
Trong tam cá nguyệt thứ ba, lưng dưới của bạn có thể là nguyên nhân gây đau vì chịu áp lực cân nặng ngày càng tăng của em bé. Để giảm bớt tình trạng này, hãy tiếp tục ngủ nghiêng về bên trái và kê một chiếc gối dưới đầu, giữa hai đầu gối, dưới và xung quanh bụng bầu để giảm bớt sự khó chịu và giảm áp lực cho cơ và hông.
Tìm hiểu Những tips chọn nệm cho bà bầu mới nhất 2023
Bạn cần nệm gì khi bị đau khớp hoặc đau lưng?
Nệm dành cho người bị đau lưng tốt cần phải mang lại cả sự hỗ trợ tối ưu cho cơ thể, đồng thời vẫn êm ái và thoải mái khi nằm.
Nhìn chung, người bị đau lưng thường được khuyên nên dùng loại nệm cứng. Hơn thế nữa, nệm cũng phải giúp lưng duy trì ở tư thế thẳng tự nhiên khi ngủ, giảm áp lực tại các điểm dọc theo cột sống và khớp.
Đọc thêm: Các loại nệm cho người đau lưng được chuyên gia khuyên dùng
Bên cạnh đó, gối nằm cũng có ảnh hưởng đến tư thế ngủ và sự liên kết cột sống, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn chọn một chiếc gối phù hợp với nhu cầu của mình.
Nệm nào nằm mát lưng?
Nếu bạn là người thường cảm thấy nóng bức khi ngủ và hay thức dậy với mồ hôi đầm đìa, hoặc bạn sống tại nơi có khí hậu nóng ẩm, việc ngủ ngon, mát mẻ là ưu tiên hàng đầu.
Bạn nên tìm các loại nệm có tích hợp công nghệ làm mát, ví dụ như gel lạnh. Các hạt gel có thể giúp giải phóng nhiệt, giúp bạn nằm mát lưng, mang đến giấc ngủ thông thoáng, dễ chịu hơn. Một số thương hiệu còn sử dụng áo nệm làm từ vải tạo cảm giác mát lạnh khi chạm vào.
Nệm Memory Foam có cấu trúc tích hợp hàng ngàn hạt gel lạnh và vải áo nệm CoolMax, mang đến cảm giác mát mẻ vượt trội kể cả trong thời tiết nóng bức
Bên cạnh đó, những loại nệm foam có cấu trúc lỗ lưu thông không khí cũng có khả năng thông hơi, thoáng khí ưu việt. Các dòng nệm lò xo cũng sở hữu cấu trúc mở giúp không khí lưu thông đều bên trong.
Cấu trúc lỗ thông hơi dày đặc với tác dụng thoáng khí tối ưu.
Top 6 loại nệm phổ biến nhất hiện nay
Nệm foam
Nệm foam đang dần trở nên phổ biến tại Việt Nam nhờ đặc tính nâng đỡ cơ thể vô cùng tối ưu. Theo đó, nệm foam rất tốt trong việc giảm điểm áp lực tại các điểm tiếp xúc của cơ thể khi nằm như hông và vai, được xem là lựa chọn lý tưởng cho những người có thói quen nằm ngủ nghiêng.
Nệm foam thế hệ mới với cấu trúc tế bào mở còn sở hữu độ thoáng khí ưu việt, mang đến giấc ngủ ngon và mát mẻ hơn.
Xem thêm: Nệm foam là gì? Giúp bạn hiểu rõ về nệm foam chỉ trong 5 phút
Nệm lò xo
Nệm lò xo là loại nệm có khung lò xo bên trong. Đó có thể là khung lò xo liên kết, có nghĩa là các con lò xo được kết nối chặt chẽ với nhau thành một mạng lưới thống nhất. Đó cũng có thể là khung lò xo túi, mỗi con lò xo được bảo vệ tách biệt trong những túi vải riêng. Cuộn dây cung cấp các mức hỗ trợ khác nhau tùy thuộc vào độ dày, số lượng cuộn dây và loại cuộn dây.
Nệm lò xo, đặc biệt là nệm lò xo túi còn rất nổi bật ở khả năng cách ly chuyển động tuyệt vời, giảm thiểu sự truyền lực sang các vùng xung quanh nệm. Do đó, đây là loại nệm được ưa chuộng bởi các cặp đôi có tư thế ngủ khác nhau hoặc một trong hai người thường trở mình trong đêm, khiến người kia bị thức giấc.
Nệm lò xo là một trong những loại nệm mang đến sự nâng đỡ và hỗ trợ cơ thể tốt nhất, rất phù hợp với người nặng cân, người có vóc dáng cao lớn hoặc thích ngủ nhiều tư thế khác nhau. Nệm lò xo luôn có cách để mang lại sự thoải mái tối ưu cho bạn.
Nệm cao su
Nệm cao su thường được làm từ cao su tự nhiên hoặc tổng hợp. Mủ cao su tự nhiên lấy từ nhựa cây cao su và cao su tổng hợp được nghiên cứu để “bắt chước” các đặc tính của mủ cao su tự nhiên, giúp loại nệm này có giá thành rẻ hơn và được nhiều người chọn hơn. Nệm cao su có độ bền cao, nâng đỡ hình dáng cơ thể tốt và an toàn khi sử dụng. Tuy nhiên, đây hiện là một trong những loại nệm đắt đỏ nhất. Ngoài ra, những ai dị ứng với mủ cao su nên tránh loại nệm này để không gặp phải các tình trạng sức khỏe xấu.
Nệm đa tầng (hybrid)
Nệm đa tầng có cấu trúc chính gồm khung lò xo túi, cùng các lớp lót bên trên làm từ Memory Foam, cao su, foam và có thể có thêm gòn, nỉ để tăng độ êm ái. Sự kết hợp này giúp nệm đa tầng sở hữu được nhiều ưu điểm của các loại chất liệu khác nhau, mang lại sự cân bằng giữa khả năng hỗ trợ và độ mềm mại, êm ái cao. Loại nệm này phù hợp với hầu hết mọi tư thế ngủ, độ bền cao, nâng đỡ cơ thể vượt trội đồng thời nâng cao trải nghiệm giấc ngủ cho bạn. Đây được đánh giá là loại nệm cao cấp lý tưởng và được tin dùng bởi rất nhiều khách sạn từ 4 đến 5 sao trên thế giới.
Xem thêm: Nệm đa tầng: cẩm nang mua hàng chi tiết nhất 2023
Nệm ép
Nệm ép được tạo nên từ quá trình dùng nhiệt để nén và ép chặt các chất liệu lại thành hình khối chắc chắn. Hiện nay, có hai loại nệm ép phổ biến nhất là: nệm mút ép và nệm bông ép.
Nệm mút ép được tạo nên từ nhiều mảnh mút ép lại với áp suất cao. Nệm mút ép có đặc tính là rất bền, độ cứng tiêu chuẩn nhưng vẫn giữ được sự êm ái nhờ được lót thêm các lớp foam mềm. Nệm mút ép chất lượng còn hạn chế tối đa được tình trạng xẹp lún, biến dạng.
Nệm bông ép được làm từ lõi sợi Polyester ép chặt, có giá thành rẻ, nhưng ít bền và cứng hơn so với nệm mít ép, thiếu độ êm mềm cần có. Chất lượng và giá trị của nệm bông ép phụ thuộc vào trọng lượng, số kg/m3. Nếu ép chặt, nệm bông ép sẽ có trọng lượng tăng.
Nệm ép thường có thêm lựa chọn nệm gấp 3, thiết kế đang được ưa chuộng rộng rãi nhờ tính tiện dụng cao, dễ dàng gấp gọn để di chuyển hoặc cất giữ khi không sử dụng, đặc biệt phù hợp với không gian nhà nhỏ và ngân sách hạn chế.
Xem thêm: Nệm ép là gì, nệm ép có tốt không? Đây là câu trả lời cho bạn
Nệm Memory Foam
Chất liệu Memory Foam được phát minh bởi cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) vào những năm 1960. Ban đầu, chất liệu này được sử dụng làm lớp lót trong áo của các phi hành gia nhằm hạn chế áp suất khổng lồ trong không gian. Về sau, Memory Foam được ứng dụng trong lớp lót mũ bảo hiểm, giày và sản phẩm chăm sóc y tế, giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự va đập, ngăn ngừa loét và mang lại sự thoải mái cho người sử dụng. Đến những năm 1990, sau hàng loạt cải tiến, Memory Foam đã trở thành một trong những chất liệu nệm hàng đầu trên thị trường ngày nay
Memory Foam là một chất liệu phục hồi dạng chất lỏng với cấu trúc ô mở, sử dụng áp suất và nhiệt độ cơ thể để tạo ra một trải nghiệm giấc ngủ tuyệt vời và khả năng nâng đỡ cơ thể ưu việt. Khi bạn nằm trên nệm, Memory Foam ôm sát theo đường cong sinh lý tự nhiên của cơ thể và giúp phân bổ trọng lượng đồng đều trên bề mặt.
Một trong những đặc điểm nổi bật của Memory Foam là khả năng hấp thụ lực tác động. Khi áp lực được giải phóng, nệm Memory Foam trở lại trạng thái ban đầu chậm rãi trong vài giây, mang đến sự thoải mái và hỗ trợ tối ưu cho giấc ngủ của bạn.
Thành phần Viscoelastic trong Memory Foam cũng tăng độ mềm và linh hoạt khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, giúp tạo ra cảm giác mềm mại và thoải mái khi bạn nằm trên nệm.
Với những đặc tính độc đáo của mình, Memory Foam đã trở thành lựa chọn hàng đầu cho người tiêu dùng trong việc chọn mua nệm.
Xem thêm: Nệm Memory Foam là gì? Có nên sử dụng nệm Memory Foam không?
Cách bảo quản để nệm có độ bền dài lâu
Thông gió thường xuyên
Khi vừa mua nệm về, hãy để nệm trần trong không khí ít nhất 4 tiếng. Điều này sẽ loại bỏ mùi ẩm nếu nệm được lấy từ trong kho. Lý tưởng nhất là bạn hãy tháo bỏ drap trải và thông gió nệm hàng tuần.
Lật nệm định kỳ
Khi bạn nằm tại một vị trí quá lâu trên nệm, trọng lượng cơ thể đè nén sẽ làm thay đổi cấu trúc và khiến nệm hình thành những chỗ lõm không đều tại bề mặt. Lật hoặc xoay chiều nệm ít nhất 6 tháng 1 lần giúp ngăn chặn tình trạng này.
Dùng tấm bảo vệ nệm
Lót tấm bảo vệ bên trên nệm cũng là cách hiệu quả để giữ cho nệm được sạch sẽ, hạn chế các vết bẩn và chất lỏng thẩm thấu xuống xệm, góp phần kéo dài tuổi thọ cho nệm của bạn. Đây cũng được xem là “cứu tinh” cho các gia đình có con nhỏ và không thể tránh việc đối mặt với những vết bẩn không mong muốn.
Nói lời tạm biệt đúng lúc
Một số loại nệm cao cấp như Memory Foam, dầu cọ hay nệm đa tầng thường có độ bền lên đến 15 hoặc 20 năm. Tuy nhiên, nếu điều kiện kinh tế cho phép, bạn nên thay nệm mới sau mỗi 10 đến 12 năm. Bởi vì trừ khi bạn vệ sinh thường xuyên, đều đặn và sử dụng đúng cách, nếu không, bạn rất khó đảm bảo chiếc nệm của mình vẫn luôn sạch tươm như mới. Bên cạnh đó, dưới ảnh hưởng của sức nặng cơ thể và tuyến mồ hôi, nệm sẽ xuất hiện hao mòn tự nhiên không thể tránh khỏi như: mềm dần theo thời gian, các loại nệm kém bền còn nhanh chóng giảm hoặc mất đi khả năng hỗ trợ cơ thể.
Xem thêm: Cách vệ sinh và bảo quản nệm
Mua nệm ở đâu uy tín, chất lượng?
Tonybed là một trong những thương hiệu sản xuất nệm uy tín và được tin dùng tại Việt Nam với hơn 30 năm kinh nghiệm. Tonybed chuyên sản xuất đa dạng các loại nệm như: nệm Memory Foam, nệm foam, nệm dầu cọ thiên nhiên độc quyền, nệm lò xo túi, nệm đa tầng, nệm bông ép và nệm mút ép đạt tiêu chuẩn chất lượng hàng đầu.
Các sản phẩm nệm của Tonybed đều được làm từ nguyên vật liệu nhập khẩu, máy móc thiết bị hiện đại, với sự đa dạng về kích thước và mẫu mã, đảm bảo độ bền lên đến 20 năm.
Hơn nữa, Tonybed cung cấp dịch vụ đặt làm kích thước nệm đặc biệt theo yêu cầu, giúp khách hàng sở hữu sản phẩm phù hợp nhất với kích thước giường và nhu cầu cá nhân của mình.
Bạn đang phân vân giữa các loại nệm? Đọc thêm các bài so sánh nệm của Tonybed tại đây: